Thứ Năm, 2 tháng 5, 2013

Dừa đi vào nét văn hóa ẩm thực của người Bến Tre

Standard

Cây dừa đã trở thành một chuỗi giá trị kinh tế toàn diện, tạo hàng trăm dòng sản phẩm, đang chiếm một vị trí then chốt trong sự nghiệp phát triển của Bến Tre. Những giấc mơ xanh về một cuộc sống thanh bình gắn bó với thiên nhiên, hoa trái và những rặng dừa xanh biếc.
Dừa đi vào nét văn hóa ẩm thực của người Bến Tre

Người dân xứ dừa cư trú trong một hệ sinh thái đặc biệt, bao bọc bởi nhiều sông rạch với nhiều nguồn lợi thủy hải sản tự nhiên phong phú, với nhiều sản vật tự nhiên vốn chỉ có trong rừng dừa. Người Bến Tre đã biết khai thác các nguồn sản vật đặc trưng đó để sáng tạo các món ăn, kiểu ăn độc đáo của riêng mình.
Trong những bữa ăn thường ngày của người dân Bến Tre cũng như những ngày lễ, tết, những món “đặc sản” dùng để đãi bạn bè, người thân hay thực khách bốn phương đều không thể thiếu nguyên liệu dừa. Cách ăn của người dân Bến Tre mang sắc thái chung của lối ăn dân dã: ăn nhiều tôm cá và các thủy hải sản tự nhiên, tận dụng nhiều loại rau thiên nhiên có sẵn trong môi trường. Dưới những mương rạch của rừng dừa còn có nhiều loài tôm cá đặc biệt như cá bống dừa, cua, tôm càng xanh, tép, hến và nhiều loại thủy sản khác. Trong hệ sinh thái rừng dừa còn có loài ong ruồi chuyên lấy mật từ hoa dừa, các loài rắn, rùa, cua đinh, kỳ đà, rắn mối… cũng góp phần làm cho nguồn thực phẩm của người Bến Tre thêm phong phú. Dưới đất trồng dừa còn có nấm mối, các loài rau tự nhiên mọc xen lẫn. Những hệ động thực vật đa dạng trong rừng dừa cũng là thành phần của một số món ăn, đồ uống đặc sắc của người Bến Tre từ xưa tới nay, và mấy ai biết được: Chuột dừa, một loài vật chuyên phá hại dừa nhưng lại là một món ăn được ưa chuộng nơi đây.
      
Có lẽ ai trong chúng ta cũng biết và hình dung đầu tiên khi nhắc tới sản phẩm về Dừa: đó là uống nước dừa. Có lẽ nhờ khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp nên những giống dừa trồng ở Bến Tre như dừa dâu, dừa chùm, trái nhỏ, nước rất ngọt, 1 buồng có khoảng 30 - 40 trái. Chỉ đến Bến Tre, người ta mới được thưởng thức 1 loại nước dừa đặc biệt: dừa dứa – điều đặc biệt ở trái dừa này là khi uống có thơm mùi của trái dứa. Dừa xiêm xanh, dừa Tam quan … mỗi loại dừa đều có kiểu ngon riêng, người Bến Tre có câu “uống nước dừa xiêm khỏi tiêm thuốc bổ” để ca ngợi quả dừa. Người sành điệu chỉ thích bưng quả dừa mà uống, ai thích ăn cùi thì có thể nạo ăn.
Đối với những chị em khi mang thai, họ thường chịu khó uống nước dừa hàng ngày vì tin rằng nước dừa sẽ giúp đứa trẻ sinh ra có làn da trắng trẻo, mịn màng. Người Việt Nam ai cũng phải công nhận các loại thức uống công nghiệp đắt tiền nhưng chẳng thể sánh với vị nước dừa quê hương, vừa ngon lại vừa bổ.
Ngoài công dụng giải khát, nước dừa còn dùng để kho thịt, nấu rất nhiều món ăn như tiềm, ram, ca-ri, rô-ti, làm nước luộc tôm, gà, vịt… Nước dừa cũng được dùng làm giấm ăn, dùng để nhúng bánh tráng khi làm món chả giò để chả có màu vàng ruộm và vỏ được giòn.
Nước dừa khô có độ ngọt thấp thì được dùng chế biến thành nhiều thứ như thạch dừa, hoặc nấu cô đặc lại thành nước hàng để  kho thịt cá. Thịt hoặc cá ướp nước màu dừa có màu vàng ươm rất đẹp còn làm cho món ăn có mùi thơm đậm đặc của nước dừa. Nước màu dừa rất ngon vì thế được nhân dân Bến Tre rất ưa dùng.
Phần cùi dừa được sử dụng vào các mục đích như: dừa nạo non, dừa nạo dẻo, dừa cứng cạy, dừa rám và dừa khô. Dừa cứng cạy và dừa rám được dùng làm mứt, kho chung với thịt, hoặc có thể chiên bột giả món tôm chiên, dùng làm món ăn chay, tùy ý thích mà chọn độ cứng của dừa. Khi chọn dừa chỉ cần búng tay vào quả hoặc khẻ lắc quả dừa để chọn đúng “tuổi” quả dừa nào phù hợp với yêu cầu chế biến. Ngoài ra người ta còn nạo thành sợi rắc lên xôi, bắp hầm, món khoai mì quết, làm nhân bánh ít, bánh phu thê, trộn gỏi .
Nước cốt dừa rất đa dụng trong việc chế biến món ăn. Vị béo đậm đà của nước cốt dừa là một hương vị đặc trưng, một trong những nguyên liệu cơ bản. Dừa rám, dừa khô được nạo nhuyễn vắt lấy nước cốt, có thể nạo dừa bằng bàn nạo tay hoặc bằng máy, sau đó nhào với nước ấm rồi vắt, ép lấy nước cốt trắng tinh như sữa nên còn được gọi là sữa dừa. Các loại kẹo, bánh, chè, kem cũng như rất nhiều món mặn dùng trong ngày thường hay giỗ chạp, lễ, tết đều không thể thiếu nước cốt dừa.
Khi trái dừa khô mọc mầm, bên trong hình thành một cái “phổi” dùng để hút nước nuôi mầm gọi là mộng dừa. Mộng dừa xốp, ngọt, dùng để ăn chơi hay xào tép đều ngon. Ngoài ra còn có món đuông dừa thơm và bổ, là món ăn ngày xưa dùng để tiến vua. Đuông dừa là một loại ấu trùng của loài bọ dừa cánh cứng sống trong thân cây dừa, người ta bổ thân cây dừa để lấy con ấu trùng này chế biến thành một món ăn đặc biệt.
Rượu dừa là thứ rượu được chế một cách đơn giản và độc đáo. Người ta trèo lên cây dừa, chọn buồng dừa nạo, đục cuống nhét viên men rượu vào, khoảng 10 ngày sau nước dừa lên men biến thành một loại rượu nhẹ uống rất ngon.
Các món ăn được chế biến từ những sản vật trong hệ sinh thái rừng dừa – sông nước được chia làm 3 loại:
1. Loại động vật gồm: chuột dừa, cúm núm quay nước dừa; rắn mối nấu cháo đậu xanh hay xào sả ớt; rắn nước bằm xúc bánh tráng; rắn bông súng hầm sả, nước dừa; ong vò vẽ non nấu cháo đậu xanh; ong vò vẽ già chiên giòn; dơi quạ quay chảo; dơi sen luộc chấm muối tiêu chanh; ếch xào lá cách.
2. Loại thủy hải sản gồm: cá bống dừa kho nước cốt, cá lòng tong chiên, cá lóc nướng trui, tôm càng xanh luộc nước dừa…
3. Loại thực vật gồm: nấm mối nướng, nấm mối xào lá cách, củ hủ dừa hầm giò heo…

Đến với Bến Tre, du khách có thể thưởng thức hầu hết các loại sản vật làm từ dừa và đặc biệt được nếm thử các hương vị ẩm thực làm từ trái Dừa Bến Tre, niềm tự hào của quê hương Đồng Khởi.





NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP
PHÁT TRIỂN

Dìa miền Tây một chuyến đi chị

Standard

Em gọi điện thoại rủ rê: “Dìa miền Tây một chuyến đi chị”. Chị ngần ngừ hỏi giác này ở dưới có gì ăn? Em ra vẻ bí mật, đi rồi hẵng biết.
Dân đồng bằng sành điệu
Chị lên đường, lòng tơ tưởng đến tộ canh chua cá linh non nấu với bông điên điển cùng ơ cá bống kho tiêu đã đọc nhiều trên các báo. Ai dè, em cười nhạo ngay khi đón chị ở Bến Tre. Miệt này làm gì có cá linh, xứ dừa thì chỉ có... chuột dừa. Chuột ở đây là chuột sạch, ngon và bổ hơn chuột đồng, vì "tụi nó" ăn toàn đọt dừa non với cơm dừa, ăn xong "tụi nó" còn tắm tiên bằng nước dừa nữa cho nên thịt trắng tươi, ngon vô kể...

Mới nghe đến chừng đó chị đã đủ phát thèm, dù trong tâm trí, hình ảnh những con chuột thành phố vẫn còn ám ảnh. Bạn Bến Tre dường như biết ý bồi thêm: "Ở đây đi săn chuột là một nghệ thuật, ăn thịt chuột là một hành động văn hóa, ăn để góp phần bảo vệ mùa màng, cây trái cho bà con nông dân. Thịt chuột hơn hẳn các loại khác ở chỗ có nhiều vị thuốc bổ.

Y học cổ truyền gọi là "lão thử" vì thịt chuột có vị ngọt, tính ấm, không độc, làm mạnh khí, ích tinh, hàn thương tích, liền xương cốt, có chất ngưu hoàng giúp nâng cao thị lực về ban đêm. Còn ở đây, người dân thích ăn vì chuột chữa bệnh suy dinh dưỡng cho trẻ, suy nhược cho người già, giúp phụ nữ trẻ đẹp lâu...".

Nói xong, mặc kệ mấy chị em nhìn nhau bán tín bán nghi vụ trẻ đẹp lâu, bạn quơ cái giàn thun máng trên góc cột đeo vô cổ, cầm cây sào dài đi ra vườn. Độ một tiếng sau, bạn trở vào nhà, trên tay đã có một xâu chuột. Bạn lúi húi đốt rơm thui, bằm chặt, đâm giã sau bếp một hồi, mùi thơm đã xộc lên nức mũi. Mâm chuột ba món: nướng chao, hấp cơm, xào lá cách nằm chễm chệ trên bàn. Bạn réo mọi người nhào vô ăn thử.

Đầu tiên là một miếng nướng chao, dai mà mềm, vị béo của chao hòa với vị béo của thịt tạo nên một vị mới, thêm vài cọng rau răm cay nồng vào để thấy rõ ràng miếng thịt ngọt lừ. Món kế tiếp được bạn giới thiệu là đã đặt chuột lên miếng lá chuối hấp trong nồi cơm, nhưng vì sợ khách... hết hồn, nên xé ra ngay từ dưới bếp. Mới nhìn miếng thịt trắng phau, nghĩ sẽ không có mùi vị gì, những chấm chút muối ớt hiểm, nhai chầm chậm, nhận ra ngay nó có vị của miếng cơm dừa, thịt săn chắc và thơm lạ. Cuối bữa, để đi đường xa chắc bụng, bạn bắt khách làm chén cơm với món xào.

Thịt chuột bằm nhuyễn quyện với những sợi rau xanh mướt xắt mỏng, thêm vài lát củ hành... măn mẳn, hăng nồng, sao mà bắt cơm một cách lạ lùng. Bạn nói lá cách là cây dại, mọc nhiều ở trong các vườn dừa của Bến Tre, thuộc diện “rau sạch không chờ quy hoạch". Theo Đông y, lá cách có tác dụng thông tiểu, hạ huyết áp, phòng ngừa sỏi thận, mát gan, trị nhức mỏi, điều hòa kinh nguyệt, lợi sữa... Chính vì những công dụng trên, bà con lấy lá cách xào với thịt chuột làm món dành riêng cho chị em phụ nữ. Giờ đây món này cũng thường xuyên có mặt trong bữa cơm gia đình.

Chưa được thưởng thức hết những món thịt chuột khác như chuột muối sả ớt, quay chảo, nấu cà ri, em đã giục chị lên đường. Đánh một vòng qua Vĩnh Long, Cần Thơ. Nghe chị nói muốn ăn cá, em đèo chị về Hậu Giang, vô Long Mỹ... Hai bên đường, người ta bày bán những mớ đọt choại xoăn đỏ, tươi chong, thấy bắt thèm. Đi một lát lại thấy bày bán những chùm trái xanh chen trái tím nhìn bắt mắt, muốn mua để nhâm nhi liền tức thời.

Em cản, thứ trái giác đó ăn sống ngứa miệng, dành để kho cá, nấu canh... Em hứa, sẽ cho chị thưởng thức. Cao lương mỹ vị thì em tìm không ra chớ đọt choại với trái giác mọc đầy ngoài bưng, đi một lát, có một rổ. Quan trọng là người chế biến... Bạn Hậu Giang đón khách với mớ cá tôm vừa kiếm được từ mấy cái mương sau vườn. Bạn làm cá, khách tìm rau. Mâm cơm bạn dọn lên cũng ba món, đọt choại xào tôm đất, canh chua cá rô nấu với trái giác và trái giác kho cá trê.

Món xào vừa chín tới làm cho con tôm dai, thơm mùi bùn non, còn đọt choại thì giòn, ngọt hậu, thơm mùi của sương, của cỏ. Cái ngộ ở đây là cùng nấu với trái giác, nhưng tộ canh cá rô lại có vị chua thanh, nhưng khi kho với cá trê thì nó lại có vị chua khác, không giống với vị của cá trê kho cải chua, cũng không giống với vị của cá biển kho cà chua hay khóm, nói chung là khó diễn tả được, chỉ biết, món nào cũng... quá được, quá hạp.

Bạn kể mấy thứ rau trái này hồi trước bị bỏ cù bất cù bơ, bữa nào không có gì ăn mới nhớ tới nó, nhưng sau, xem ti vi, nghe đài biết đọt choại có nhiều chất sắt, giảm cholesterol, thông huyết mạch, mát gan, tiêu mỡ, ngừa nhức mỏi, còn trái giác thì ngoài công dụng thông tiểu, hạ huyết áp, còn là liều thuốc chống mệt mỏi, đau cơ khớp, tăng sức đề kháng. Bà con mình thấy có lý, chế ra món này món kia cho lạ miệng hơn, nhờ vậy mà "tụi nó" đổi đời, trở thành đặc sản.

Chỉ có điều, theo như lời bạn thì bà con mình bây giờ rất... bảnh, không vì thứ đó bán được mà nhịn như ngày trước, cái nào bán thì bán, cái nào ăn thì ăn, ăn nên thuốc, lại không tốn tiền mà ngại gì. Cho nên, mỗi nhà tự chế biến ra nhiều kiểu, đọt choại nhúng lẩu, luộc chấm nước mắm giằm cá chiên hay mắm kho quẹt... cũng thuộc hàng ngon nhứt xứ. Còn trái giác thì ngoài kho với cá trê, người ta còn kho với cá rô mề, để lửa riu riu, cá rô thấm vị chua của giác, ngon đặc biệt lắm.

Kể cũng ngộ, cùng là trái chua, mà thiên nhiên lại ban cho mỗi thứ trái một vị khác nhau: bần, bứa, giác, me, chanh, cóc. . . Bạn bổ sung thêm trái trúc, chỉ có ở vùng Bảy Núi. Trước đây, người Khmer An Giang chỉ trồng trong vườn nhà để dành làm thuốc, nhưng nay thì cả lá và trái đang nổi tiếng ở vùng này. Vậy là hai chị em lên đường đi Tri Tôn. Hỏi thăm, bà con nói nên ăn món cháo lòng bò trái trúc ở quán Thủy Đen, mà chỉ bán giác sáng sớm, tám giờ trở đi là coi như vét nồi.

Tìm đúng địa chỉ quán... dễ òm, vì ai cũng biết. Chủ quán là một phụ nữ người Khmer đang ngồi cạnh nồi cháo bự chảng và mâm lòng bò cao ngất. Chỉ nhìn lướt sơ nhiêu đó đã đoán được lượt khách đến quán đông cỡ nào. Thấy khách ở xa đến, mọi người tranh nhau nhường chỗ, nhường tô. Vài anh nhiệt tình hướng dẫn vắt một nửa trái trúc vô chén nước mắm để chấm lòng bò, nửa trái còn lại vắt vô tô cháo, mà phải vắt ngược để nước cốt từ trong múi trúc tràn từ từ qua vỏ, mang theo hết tinh dầu.

Làm y theo lời anh, tô cháo lòng bò có mùi vị rất lạ: chua, the, thơm, nồng... mỗi thứ một chút xíu, nhưng vừa đủ để làm cho tô cháo có sức hấp dẫn riêng. Đến khi chấm lát lòng bò vào chén nước mắm ớt thì mùi thơm từ tinh dầu của trái trúc mới rõ ràng hơn, the mà không gắt, thơm mà không nồng, khiến người ta nuốt nước miếng cái ực khi vừa xộc vào mũi...

Điều đáng ngạc nhiên là sao "tụi nói” lại hợp nhau dữ vậy? Một ông khách trong quán là dân địa phương kể, cây trúc ngày trước để dành trị bệnh đường tiêu hóa, cảm cúm, ho, bệnh gan mật, cao huyết áp, sử dụng hết từ lá, vỏ, hạt, nước cốt không bỏ thứ gì.

Sau này, khi đời sống ngày một khấm khá hơn, bữa ăn có nhiều thịt thà, người ta mới nghĩ đến chuyện làm cho những món ấy trở nên dễ tiêu hóa hơn bằng cách ướp vỏ trái hoặc lá trúc vào những món gà, bò, lươn, rắn trước khi nấu chín, và nước cõi cùng tinh dầu tươi cho các món nước chấm đi kèm, giúp kích thích dịch vị.

Sẵn trớn, buổi trưa, hai chị em rủ nhau đi tham quan rừng tràm Trà Sư và nhứt định phải ăn bằng được món gà hấp lá trúc tại đây. Con gà vừa đặt xuống bàn đã nghe thoang thoảng hương của quế, của lá cà ri, của mớ hương liệu nấu phở... Người ta nói khi tẩm ướp con gà để hấp, nhà bếp đã ướp lá trúc và vỏ trái trúc bằm nhuyễn trộn với các thứ gia vị khác.

Giờ thì trái trúc không còn là cây truyền thống của riêng người Khmer An Giang nữa, dọc đường nhiều chỗ bán cây giống trái trúc, ngoài chợ, trái trúc cũng có mặt, nhưng cao giá hơn chanh gấp bốn, năm lần. Hỏi chị bán trái trúc, cùng giống chanh mà sao mắc dữ, chị không ưng bụng, ngó lơ chỗ khác, miệng lầm bầm: "Gặp khi nghịch mùa không có một trái để làm thuốc, ở đó mà mắc với rẻ...". Tới đây thì phải công nhận là dân miền Tây mình sành ăn. Ăn không chỉ ngon, mà phải bổ và có lợi cho sức khỏe.




NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP
PHÁT TRIỂN

Dừa nước, thốt nốt – Quà riêng của miệt đồng bằng sông Cửu Long

Standard

Nhiều người ăn dừa nước, thốt nốt mà chẳng biết hình dạng quả nó thế nào, đến khi khám phá ra, lại ngỡ ngàng. Vì gọi là dừa nhưng chẳng giống dừa, không gọi là dừa thì nhìn lại giống dừa hơn!
Dừa nước, thốt nốt – Quà riêng của miệt đồng bằng sông Cửu Long

                                                 Cây thốt nốt
        
                                                  Cây dừa nước
Hình như ở đất Sài Gòn này, không có món gì mà người ta không thể tìm thấy, từ dân dã đến sang trọng, mỗi món một vẻ. Thế cho nên bạn đừng ngạc nhiên khi thấy dọc bên các lề đường, những xe bán hàng rong chở đầy đặc sản của vùng sông nước đồng bằng: dừa nước - thốt nốt.
         
                                 
Quà riêng mỗi miền
Ở miệt đồng bằng sông Cửu Long, dừa nước thường mọc cặp hai bên mé sông. Người ta trồng dừa nước cũng chỉ để che chắn bờ sông cho đỡ sạt lở và dùng lá của nó để chằm, lợp nhà cho mát, ít ai ăn trái. Hoa dừa rất thơm, trổ quanh năm và đậu quả sai. Một buồng dừa nước có thể chi chít đến hàng trăm quả nhỏ. Quả có hình thù khá lạ, phía dưới hơi chum lại, đầu xòe ra như rẻ quạt. Khi quả dừa vừa già tới, bổ đôi ra sẽ thấy phần cơm bên trong nõn nà. Nếu lỡ dừa còn non thì cơm sẽ váng cháo, có nước thơm nhưng hơi chua. Cơm dừa trắng ngần, ăn vừa giòn vừa dai, có mùi thơm rất lạ. Trước đây, nó vẫn chỉ là thứ ăn chơi của trẻ con, không ai nghĩ một ngày nào đó dừa nước sẽ “hiên ngang” có mặt ở đất thành phố như một thứ đặc sản không rẻ tí nào.
            
                                                       Quả dừa nước
           
                                                       Quả thốt nốt
Thốt nốt thì vốn có tiếng từ lâu, thường được dùng để nấu đường ăn chơi và uống kèm với trà, ngon và thơm lừng. Quả thốt nốt gần giống với quả dừa xiêm xanh hơn là dừa nước. Khi bổ ra, bên trong là những múi cơm nhỏ rất ngọt, dẻo và đầy nhựa. Dừa nước và thốt nốt cũng có cơm hơi giống nhau nên được xếp vào cùng một họ nhưng mỗi thứ là một vị khác nhau, không thứ nào giống thứ nào. Người ta bán thốt nốt cùng chung với dừa nước chắc cũng là một cách để khách mua so sánh và thử cả hai vì xem ra chúng có vẻ giống nhau: cơm cũng trắng phau phau, có hình múi nhỏ bầu dục, mùi thơm cũng từa tựa. Nhưng cứ thử sẽ thấy khác.
Những chiếc xe rong chở đầy quả lạ
Dong xe một vòng thành phố, bạn sẽ không khó để bắt gặp những chiếc xe dừa nước - thốt nốt. Người bán cứ tách ra sẵn, cho vào túi, để trong tủ kính hoặc cho vào túi, ướp lạnh. Khi mua, khách chỉ cần nói bao nhiêu là có ngay. Nếu thích, bạn cứ nhờ người bán bổ thử một quả xem tận mắt sẽ biết cơm dừa bên trong thế nào vì đôi khi người thành phố rất “quê mùa” với những thứ xem ra hơi lạ lẫm ấy. Dừa nước ăn vào nghe sừn sựt, ngòn ngọt, thanh mát và hơi cứng hơn thốt nốt. Riêng thốt nốt, nhiều người thích bởi cái nhựa đường của nó, tuy ngọt nhưng nếu nếm kỹ sẽ thấy hơi chua chua, vị chua như vị mật lên men, rất lạ. Trong sâm bổ lượng, người ta cũng cho thốt nốt vào, ăn vừa bùi vừa thơm. Và ở menu của nhiều quán giải khát cũng có mặt dừa nước và thốt nốt. Dừa nước thì chỉ đơn giản là ướp đá lạnh, thế là có ngay một đĩa trái cây độc nhất một thứ: dừa nước. Thốt nốt thì ngoài việc cho vào ly sâm bổ lượng, bạn còn có thể thưởng thức món chè nấu từ thứ “mật đường” này. Nhưng đó chỉ là những sáng tạo thêm thôi chứ thật ra cách thưởng thức ngon nhất vẫn là mua dừa nước - thốt nốt ở những xe đẩy, mang về nhà ăn dần. Loại này phải ướp lạnh mới ngon. Thường thì người bán sẽ đặt dựng đứng khoảng nửa cây đá vào một thau to và ngâm thốt nốt - dừa nước vào để đảm bảo đủ lạnh. Nếu khách chần chừ, chưa biết ăn chúng ra sao, có để được lâu không thì người bán bao giờ cũng đon đả: cứ thử đi, thứ này bảo đảm ngon và mát lắm, quà thiên nhiên đấy. Và quả thật, chỉ có ăn vào mới cảm nhận được nó mát và ngọt đến thế nào. Dừa nước - thốt nốt cũng như nhiều loại trái cây khác, ăn trực tiếp là ngon nhất, không cần cầu kỳ chế biến. Và để ăn cho “đã”, bạn phải ăn đến cả buồng! Nhiều người thậm chí khi dừng lại cũng chỉ để tận mắt xem thứ trái lạ mà thôi vì đối với họ, nó đặc biệt lắm.
          
                                                           Ruột quả dừa nước
          
                                                             Ruột quả thốt nốt
Thường thì khi bán ở vỉa hè, người ta chỉ tạt ngang, mua về chứ không thể ngồi ăn vì cứ theo sở thích, ai muốn dùng thế nào thì chế biến thế ấy, có thể thêm đường, cho đá, nấu chè tùy thích, người bán cũng chỉ bán cái cơm ngon ngọt mà thôi.
Thành phố có nhiều người bán dừa nước và thốt nốt dạo nhưng tập trung hơn cả là trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, đoạn gần Hàng Xanh. Cứ đến mỗi trưa là người ta lại bày hàng ra, ít khi nào thấy buổi sáng. Nguồn cung cấp bây giờ không thiếu. Theo người bán, hễ cái gì ngon, ở quê hay tận nơi xa xôi nào người ta cũng tìm được. Loại này người dân quê quen quá nên ít ai bán, đem vào thành phố lại đắt hàng nườm nượp. Tuy vậy, ở quê bây giờ người ta cũng ý thức được giá trị kinh tế của thứ đặc sản này nên giờ nó cũng có giá hẳn, không còn rẻ rúng như trước đây.
Đường phố vẫn tấp nập ngược xuôi, những chiếc xe dừa nước, thốt nốt rong vẫn nhẫn nại ở một góc đường nào đó. Người bán vẫn cứ tách cơm dừa, thốt nốt cho vào từng túi nhỏ, ngâm chúng vào đá để giữ lạnh tuyệt đối, thỉnh thoảng lại ngó quanh quất sang đường. Người mua quen dừng lại, chọn cho mình một túi ưng ý rồi lại phóng xe đi, người muốn thử thì cứ tự nhiên thử, nhấm nháp xem ngon lạ thế nào và cũng chẳng phải chần chừ khi quyết định phải mua. Hai thứ ấy cũng là quà riêng của vùng đất nhiệt đới này mà lắm lúc khách nước ngoài cũng muốn thưởng thức.




NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP
PHÁT TRIỂN

Cách làm bánh mì dừa

Standard

Công thức:
·                     300g bột mỳ
·                     150g đường
·                     2 trứng gà
·                     300ml sữa tươi
·                     120g dừa tấm thật khô
·                     1 muỗng cà phê bột nổi (baking powder)
·                     2 muỗng cà phê bột quế
·                     75g bơ đun chảy để nguội
·                     Chút muối
Cách làm:
1.                  Vặn lò 180°C, chống dính khuôn
2.                  Đánh tan trứng, khuấy tan với sữa tươi và bơ.
3.                  Trong một tô lớn, trộn đều bột mỳ, bột nổi, dừa khô, đường, bột quế và muối.
4.                  Đổ từ từ hỗn hợp trứng sữa vào tô bột, dùng đũa khuấy đến khi bột vừa ướt đều là được. Tránh trộn kỹ bánh sẽ bị dai.
5.                  Cho khuôn vào giữa lò, nướng 1 giờ 15 phút hoặc đến khi bánh có màu vàng như ý, không dính tăm thử là được. Bánh chín đổ ra khỏi khuôn, cắt lát, dùng ấm hoặc lạnh đều ngon.




NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP
PHÁT TRIỂN

Làm bánh Cookies dừa

Standard
Làm bánh Cookies dừa
Nguyên liệu (khoảng 15-20 cái)

- 150g bột mì đa dụng
- 1 tsp baking powder
- 1/8 tsp muối
- 125g bơ nhạt, để mềm
- 70g đường trắng
- 1 quả trứng to
- 125g dừa vụn khô

Cách làm
- Bật lò ở 200 độ C. Lót giấy nướng bánh hoặc phết bơ lên khay nướng.

- Trộn lẫn bột, baking powder và muối vào chung 1 bát.

- Đánh bơ và đường bằng máy đánh ở tốc độ cao đến khi hỗn hợp nhuyễn mượt như kem. Cho trứng, đánh cho trứng vừa quện với bơ.

- Trộn hỗn hợp bột và dừa khô vào đến khi hỗn hợp quện đều.

- Xúc từng thìa hỗn hợp bột bánh lên khay nướng, từng chiếc để cách nhau vài centimet.

- Nướng 10-15 phút đến khi bánh vàng đều. Nếu muốn bánh vàng nâu sẫm thì nướng thêm 2-3 phút nữa.

- Để bánh nguội trên khay nướng 15 phút rồi chuyển bánh ra giá cho nguội hẳn.





NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP
PHÁT TRIỂN

Cơm trong trái dừa – Đặc sản của Bến Tre

Standard
Cơm dừa đây không phải là cơm của trái dừa mà là gạo được cho vào trái dừa chưng cách thủy chín thành cơm. Trái dừa dùng nấu cơm, phải chọn loại dừa dùng uống nước như: dừa xiêm, dừa ẻo, dừa dứa..., trái dừa cần ở tuổi vừa nạo, trái non hoặc cứng cạy. Nếu sử dụng dừa khô thì chất lượng nước dừa không ngọt, không thơm.

Gạo dùng nấu cơm, phải là gạo dẻo thơm, được vo sạch để trong rổ cho thật ráo nước. Trái dừa dùng làm "nồi cơm", mở miệng ở phần đuôi đổ nước ra ngoài, sau đó cho gạo vào trái dừa và đổ nước dừa hòa với gạo, sao cho gạo và nước dừa cân bằng nhau, cơm mới khô dẻo. Ðây là nghệ thuật nấu cơm dừa, vì nếu cho nhiều nước quá, cơm bị nhão. Ít nước, cơm sẽ không chín. Chú ý: cơm dừa trong suốt thời gian nấu không được xới; khách sẽ thích thú khi tự tay cầm muỗng xới cơm trong quả dừa, vì đây chính là cơm được hấp chín trong trái dừa.

Ăn cơm dừa, bạn nhớ dùng muỗng nhỏ và nhai chầm chậm thôi, sẽ thưởng thức vị ngọt lẫn hương thơm của nước dừa thấm vào hạt cơm. Cơm dừa nên dùng khi còn nóng với tép rang dừa thì càng ngon hơn.



NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP
PHÁT TRIỂN

Thứ Tư, 1 tháng 5, 2013

Dầu Dừa - Người bạn của tim mạch

Standard
  "Dầu dừa là thứ dầu tốt nhất cho sức khỏe". Đó là
lời của Ts.Bruce Fife, N.D., tác giả của bài viết "Dầu
dừa: vị thuốc mầu nhiệm". Trong khi một số người
hoàn toàn không thích dùng nước cốt dừa, một số khác
lại rất ưa chuộng nước cốt dừa không biết do mùi vị
đậm đà của nó hay vì lợi ích mà nó đem lại cho sức
khỏe. Nhưng thường là số sau nhiều hơn do người ta
đã nhận biết được những lợi ích của nước cốt dừa trên
cả hai phương diện sức khỏe và khẩu vị.
Mới đây trong năm 2006, nhiều chuyên gia, nhà khoa học và các nhà nghiên
cứu nổi tiếng đã tiến hành một chiến dịch hành động nhằm thông tin giáo dục
mọi người về lợi ích cho sức khỏe của dầu dừa nguyên chất (nước cốt dừa).
Trong phỏng vấn với ông Jay Corpus, phó chủ tịch tập đoàn khai thác dừa
Maria Makiling, ông nhấn mạnh rằng chúng ta nên thay đổi cách nhìn về nguồn
dầu dừa nguyên chất, xem nó như là một thành phần có ích cho sức khỏe trong
chế độ ăn hàng ngày.
Khi dầu dừa đã từng nhận bao tiếng xấu?
Dầu dừa lần đầu tiên nhận tiếng xấu vào khoảng thập niên 1950. Khởi đầu từ
phát biểu của một nhà nghiên cứu ở Minnesota khẳng định "dịch bệnh tim
mạch" trong thời gian này là do các chất béo thực vật tinh chế trong đó có dầu
dừa (dầu hydro hóa).
Đáp lại, các nhà sản xuất dầu thực vật dùng cho ngành thực phẩm nói rằng chỉ
có một loại chất béo là chất béo bão hòa có trong dầu hydro hóa và cả trong
mỡ động vật là gây nên vấn đề tim mạch. Các nhà sản xuất khẳng định rằng
thay đổi cách tinh chế dầu thực vật sẽ loại bỏ chất béo bão hòa, những thay đổi
được biểu hiện trên nhãn hàng.
Cho đến đầu thập niên 60, dầu dừa là loại dầu chứa chất béo bão hòa nhiều
nhất. Nhưng nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng không phải các chất béo
bão hòa đều giống nhau và không tốt cho sức khỏe. Chất béo bão hòa chứa
trong dầu dừa rất khác biệt, rất giàu triglycerides chuỗi trung bình (MCTs) như
là axit lauric. Trong các nghiên cứu, axit lauric tăng cường hoạt động hệ miễn
dịch. Giáo sư Jon Jay Kabara, giáo sư danh dự trường Đại học Michigan đã nói
"Chưa bao giờ trong lịch sử con người, giá trị của axit lauric được nhấn mạnh
như thế. MCTs tìm thấy trong dầu dừa giống như các chất béo có trong sữa mẹ
và có giá trị dinh dưỡng tương đương."
Mặc dù hình ảnh của dầu dừa trong thập niên 70 và 80 vẫn là hình ảnh của một
tên tội phạm gây ra bệnh lý tim mạch, nhiều nghiên cứu vẫn tiếp tực để chúng
minh rằng dầu dừa có thể thật sự là "bạn" của tim mạch.
Khi xấu trở thành tốt
Ts Fife và các nhà nghiên cứu nổi tiếng khác trong lĩnh vực dinh dưỡng đã
chứng minh rằng dầu dừa không làm tăng cholesterol và triglycerides trong
máu. Dầu dừa cũng không làm tăng kết dính tiểu cầu và thành lập cục máu
đông. Hoàn toàn trái ngược lại với quan điểm của những thập niên trước, dầu
dừa có thể giúp làm giảm khuynh hướng thành lập huyết khối động mạch và
àm tăng các chất chống oxy hóa dự trữ trong tế bào. Vài nghiên cứu thậm chí
còn xem dầu dừa như vũ khí mới nhất chống lại bệnh lý tim mạch!
Ở châu Á và các quần đảo Thái Bình dương, dầu dừa được sử dụng rất
phổ biến đã hàng ngàn năm nay. Dầu dừa được xem như là thứ thuốc hữu
hiệu và tác dụng nhanh để chữa trị các vấn đề về tóc, da đầu và da. Tuy
nhiên, theo ông Corpus có nhiều lý do đáng ngạc nhiên hơn để chúng ta
nên bắt đầu sử dụng lại dầu dừa. Nghiên cứu cho thấy nước cốt dừa có
các tác dụng sau:
 
• Cung cấp một nguồn năng lượng tức thời và do đó có tác dụng trợ lực, giúp
tinh thần thoải mái hơn.
• Có thể phòng chống bệnh lý mạch vành và vài bệnh lý ung thư
• Giúp da mềm và mịn.
• Có thể cung cấp polyphenols, là một chất chống oxy hóa đặc biệt, có thể giúp
phòng tránh một số bệnh lý.
• Giúp giữ mức cholesterol trong máu bình thường. Các nghiên cứu cho thấy
nước cốt dừa có thể làm giảm cholesterol và ngừa việc cholesterol biến đổi
thành các dạng oxyt hóa có hại.
Bạn có biết?
• Ăn cơm dừa tươi là cách tốt nhất, kế đó là dùng dầu dừa để nấu ăn hay làm
gia vị. Mùi vị của món ăn có nước dừa sẽ rất đậm đà và thơm ngon.
• Cần dùng 14 trái dừa để sản xuất 1 lít nước cốt dừa. trong khi chỉ cần 6 đến 7
trái dừa khô để làm ra dầu dừa.
• Theo Gs Mary Enig, các nghiên cứu chứng minh rằng những người sống ở
vùng khí hậu nhiệt đới nơi có rất nhiều dừa bị các bệnh lý tim mạch, ung thư và
ruột ít hơn. Nhất là dân cư vùng Melanesia, Sri Lanka và Yucatan là những xứ
sở của dừa. 

Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013

Câu truyện hay: Xin lỗi, khách sạn chúng tôi đã kín khách, không còn chỗ nào cả

Standard
ĐỂ TÔI NGHĨ CÁCH XEM SAO!

Đêm đó, đã rất khuya, đôi vợ chồng cao tuổi tìm đến một khách sạn ở khu du lịch, hỏi thuê phòng.
Người tiếp tân, một thanh niên trẻ, nhã nhặn đáp: "Xin lỗi, khách sạn chúng tôi đã kín khách, không còn chỗ nào cả."
 
Song, khi thấy bộ dạng mệt mỏi và thất vọng của hai vị khách, người tiếp tân lại nói: "Tuy nhiên, để tôi nghĩ cách xem sao…"
 
Đương nhiên, anh ta không muốn họ phải tiếp tục đi gõ cửa từng khách sạn xem ra cũng đã kín đặc người trong thị trấn, rồi cuối cùng phải ngồi vật vạ đâu đó bên lề đường suốt cả đêm.
 
Vậy nên, anh dẫn hai vị khách ấy đến một gian phòng nhỏ, nhưng ngăn nắp và sạch sẽ: "Đây không phải gian phòng tốt; nhưng, lúc này, tôi chỉ có thể làm được như vậy."
 
Ngày hôm sau, khi hai vị khách đến thanh toán, người tiếp tân từ chối: "Không cần, vì đó chỉ là phòng nghỉ của tôi, cho ông bà mượn tạm qua đêm. Chúc ông bà lên đường may mắn."
 
Hóa ra, cả đêm hôm đó, người tiếp tân không ngủ, mà ngồi làm việc trong quầy. Hai vị khách vô cùng cảm động.
 
Khi họ đã đi khỏi, anh tiếp tục bận rộn với công việc của mình và quên hẳn chuyện đó. Không ngờ một ngày kia, anh nhận được tấm vé máy bay cùng thư mời đến New York làm việc.
 
Hóa ra hai vợ chồng già ấy thuộc hàng tỷ phú. Sau khi quay về, họ quyết định mua hẳn một khách sạn sang trọng để kinh doanh và mời người tiếp tân tốt bụng đến làm quản lý với niềm tin chắc chắn anh sẽ hoàn thành tốt công việc.
 

 _o0o_
 
Đó là câu chuyện truyền kỳ về người giám đốc đầu tiên của chuỗi khách sạn hàng đầu thế giới là Hilton. Nó nhắc nhở chúng ta rằng: Nếu biết yêu thương đồng loại, nếu con người đối đãi với nhau bằng chân tình, bất cứ việc gì cũng có thể.
 
st.

Phát Triển hy vọng bạn đã có những giây phút thoải mái.
Chúc bạn một kỳ nghỉ lễ thật vui và đầy ý nghĩa!

9 niềm tin của những người thành công xuất sắc

Standard

Cách tiếp cận với công việc của những người thành công nhất trong lĩnh vực kinh doanh khác biệt với đa số chúng ta. Hãy xem cách họ suy nghĩ và lý do tại sao cách suy nghĩ này đem đến thành công.
 
Tôi (tác giả bài viết- Jeff Haden) quả là may mắn vì đã quen biết một số người đặc biệt thành công. Mặc dù họ thuộc nhiều ngành nghề khác nhau nhưng đều có chung những quan niệm và niềm tin.  
 
Và họ đã hành động dựa trên những niềm tin đó:
 
1. Thời gian không thể “lấp đầy” tôi. Tôi “lấp đầy” thời gian.
 
Thời hạn chót và khung thời gian sẽ tạo ra các tham số theo một cách không tốt cho lắm. Một người bình thường được yêu cầu hoàn thành một công việc trong vòng hai tuần theo bản năng sẽ tự điều chỉnh mọi cố gắng của mình sao cho công việc sẽ hoàn thành đúng trong hai tuần.
 
Hãy quên đi các thời hạn chót, và tìm ra cách khác để kiểm soát các hoạt động của bạn. Thời hạn để hoàn thành sẽ phụ thuộc vào tính chất của từng công việc cụ thể. Hãy làm mọi việc một cách nhanh và hiệu quả nhất trong khả năng của bạn. Sau đó hãy dùng thời gian rảnh của bạn để hoàn thành các việc khác một cách nhanh chóng và hiệu quả.
 
Những người bình thường hay để thời gian áp đặt ý chí của nó lên họ, những người phi thường sẽ áp đặt ý chí của họ lên thời gian.
2. Tôi chọn những người sống và làm việc xung quanh tôi.
 
Một số nhân viên thực sự truyền cảm hứng cho bạn, một số khách hàng thì rất khó chịu. Một số bạn bè của bạn thì ích kỷ, ngốc nghếch.
 
Nhưng bạn đã chọn họ. Nếu những người xung quanh bạn khiến bạn không hạnh phúc thì đó không phải lỗi của họ. Đó là lỗi của bạn. Họ hiện diện trong công việc và trong cuộc sống riêng của bạn vì bạn kéo họ lại gần  và giữ họ lại với bạn.
 
Hãy nghĩ về kiểu người bạn muốn làm việc cùng. Hãy nghĩ về kiểu khách hàng mà bạn thích phục vụ. Hãy nghĩ về những người bạn bạn muốn có.
 
Sau đó hãy thay đổi những thứ bạn đang làm để bắt đầu thu hút những người này. Những người làm việc chăm chỉ thì thích làm việc với những người cũng chăm chỉ như họ. Những người tử tế thì thích kết giao với những người cũng tử tế.  Những nhân viên xuất sắc thì muốn làm việc cho những vị sếp xuất sắc.
 
Những người thành công đều có sức lôi cuốn tự nhiên với những người thành công như họ.
 
3. Tôi không bao giờ đóng thuế.
 
Không đóng thuế đã thuộc về quá khứ. Thuế phải được trả mỗi ngày và hàng ngày. Thước đo duy nhất cho giá trị của bạn chính là những đóng góp thiết thực mà bạn thực hiện hàng ngày.
 
Dù bạn đã làm được gì hay có thành tích gì trong quá khứ, sẽ chẳng có gì là tồi tệ nếu bạn xắn tay áo không nề hà bẩn thỉu để làm một công việc khó khăn.  Không có công việc nào là hạ đẳng cả, không có nhiệm vụ nào là nhàm chán và chẳng cần kỹ năng gì.
 
Những người thành công xuất sắc không bao giờ màng đến danh xưng, họ chỉ quan tâm đến thành quả lao động của chính họ. 
 
4. Kinh nghiệm không phù hợp. Thành tích là tất cả.
 
Bạn có “10 năm kinh doanh trong lĩnh vực thiết kế web”. Nhưng tôi không quan tâm bạn làm công việc của mình trong bao lâu. Số năm làm việc chẳng nói lên gì cả; bạn có thể là một người lập trình kém nhất thế giới trong 10 năm cơ mà.
 
Tôi quan tâm đến những gì bạn đã làm: bạn đã tạo ra bao nhiêu trang web, bạn đã cài đặt bao nhiêu thiết bị đầu cuối, bạn đã xây dựng những ứng dụng cụ thể nào (và thuộc loại gì) cho khách hàng... đó là tất cả những gì bạn đã làm được. 
 
Những người thành công không cần phải tự mô tả mình bằng những tính từ bóng bẩy kiểu như nhiệt tình, giàu sáng kiến, có nghị lực… Họ chỉ mô tả một cách khiêm tốn những gì họ đã làm được.

5. Thất bại là thứ tôi đã thu được; nó không chỉ xảy ra với riêng tôi.
 
Nếu bạn hỏi mọi người lý do tại sao họ thành công, câu trả lời của họ sẽ tràn ngập đại từ nhân xưng: “tôi” và thỉnh thoảng lắm thì “chúng tôi”.
 
Nếu hỏi họ tại sao họ lại thất bại, hầu hết đổ lỗi cho các yếu tố khách quan và theo bản năng họ sẽ phản ứng giống như đứa trẻ nói về món đồ chơi của mình “ Đồ chơi của con bị hỏng mất rồi…” thay vì “Con làm hỏng đồ chơi rồi”.
 
Họ sẽ nói rằng do nền kinh tế chao đảo, thị trường chưa sẵn sàng, các nhà cung cấp của họ không bắt kịp.
 
Họ sẽ đổ lỗi cho ai đó hoặc do nguyên nhân nào đó.
 
Và vì cứ không chịu thừa nhận vai trò của bản thân đối với thất bại của chính mình như thế, họ chẳng học được điều gì từ những thất bại của mình.  
 
Đôi lúc sẽ có những việc hoàn toàn vượt quá tầm kiểm soát của bạn và bạn thất bại, nhưng hầu hết mọi thất bại của bạn đều có nguyên nhân từ chính bạn. Đó là điều tốt. Người thành công nào cũng thất bại cả, và thất bại vô số lần. Hầu hết họ thất bại thường xuyên hơn bạn. Đó là lý do tại sao bây giờ họ thành công.
 
Hãy chấp nhận mọi thất bại: thừa nhận nó, học từ nó và chịu trách nhiệm hoàn toàn để nếu có lần sau, mọi việc sẽ khác đi.
 
6. Những người xung phong luôn luôn chiến thắng 
 
Bất cứ khi nào bạn giơ tay lên bạn đều sợ hãi là sẽ bị yêu cầu phải làm nhiều hơn.
 
Điều đó rất tuyệt. Làm nhiều hơn là một cơ hội: để học, để gây ấn tượng, để có thêm các kỹ năng, để xây dựng các mối quan hệ mới- để làm được những việc vượt quá khả năng vốn có của bạn.
 
Thành công phải dựa trên hành động. Bạn càng xung phong nhiều, bạn càng hành động nhiều. Những người thành công thường tiến lên phía trước để tạo ra các cơ hội.
 
Những người thành công xuất sắc thường chạy nước rút về phía trước.

7. Chừng nào tôi còn được trả công xứng đáng, mọi việc đều tốt.
 
Chuyên môn hóa thì tốt. Có trọng tâm cũng tốt. Tìm được một việc thích hợp lại càng tốt. 
 
Tạo ra doanh thu là một điều tuyệt vời.
 
Nếu khách hàng trả cho bạn một mức giá hợp lý để làm bất cứ việc gì (miễn là việc đó không trái với luân thường đạo lý, trái đạo đức hay bất hợp pháp) thì bạn phải làm. Khách hàng muốn bạn chuyển hàng ra ngoài khu vực hoạt động thông thường của bạn? Nếu họ trả tiền cho bạn thì bạn nên làm. Họ muốn bạn làm một số dịch vụ nằm ngoài danh mục dịch vụ thông thường của bạn? Nếu họ trả tiền thì bạn không nên từ chối. Khách hàng muốn bạn làm một số việc chân tay và cửa hàng của bạn là một cửa hàng đồ công nghệ cao? Đừng kêu ca gì cả, hãy bắt tay vào việc và nhận thù lao.
 
Hãy chỉ làm những việc bạn muốn làm, bạn sẽ tạo dựng được một công việc kinh doanh tốt. Hãy sẵn sàng làm những gì khách hàng muốn bạn làm và bạn sẽ tạo dựng được một doanh nghiệp thành công.
 
Hãy sẵn sàng làm nhiều hơn và bạn sẽ có một doanh nghiệp xuất sắc.
 
8. Những người trả tiền cho tôi luôn có quyền bảo tôi phải làm gì.
 
Hãy vượt qua cái tôi cá nhân, sự tự phụ và kiêu hãnh và thể hiện chúng khi bạn không làm việc.
 
Những người trả tiền cho bạn, dù họ là khách hàng hay các sếp có quyền giao việc và chỉ đạo bạn làm thế này thế kia, cụ thể tới từng chi tiết nhỏ nhất.
 
Thay vì phàn nàn, hãy điều chỉnh sao cách làm việc ưa thích của mình phù hợp với cách mà những người trả tiền cho bạn mong muốn.
 
Và bạn sẽ biến những vấn đề kiểu như kiểm soát và quản lý vi mô thành những việc đơn giản.
 
9. Thêm vài bước nữa là đến khu đất hoang rộng lớn.
 
Ai cũng nói rằng họ đã tiến xa hơn một bước, thật ra hầu như chẳng ai thực sự làm như thế cả. Hầu hết những người đã đi tới đó đều nghĩ “Chờ đã… chẳng có ai ở đây cả…  tại sao tôi lại làm điều này?” và bỏ đi, không bao giờ trở lại nữa.
 
Đó là lý do tại sao mấy bước tiến thêm đó lại là vùng đất hoang vu và cô đơn đến vậy.
 
Đó cũng là lý do tại sao vùng đất đó là một nơi đầy ắp các cơ hội.
 
Hãy đi làm sớm lên, ở lại muộn, gọi thêm vài cú điện thoại nữa, gửi thêm vài bức thư điện tử nữa, nghiên cứu thêm, giúp một khách hàng dỡ hàng hay mở bưu kiện. Đừng đợi đến khi người ta nhờ, hãy chủ động giúp họ. Đừng chỉ có bảo nhân viên phải làm gì- hãy chỉ cho họ việc phải làm và hãy làm cạnh họ.
 
Mỗi khi bạn làm việc gì đó, hãy nghĩ xem mình có thể làm thêm việc gì (đặc biệt nếu những người khác đang không làm việc này). Chắc chắn là khó khăn rồi, nhưng nó sẽ làm bạn trở nên khác biệt và thời gian trôi đi, điều đó sẽ làm bạn trở nên cực kỳ thành công.