Thứ Năm, 9 tháng 5, 2013

Chuyện cổ tích Sọ Dừa

Standard

Chuyện cổ tích Sọ Dừa
Ngày xửa ngày xưa, có hai vợ chồng một lão nông nghèo đi ở cho nhà một phú ông. Họ hiền lành, chăm chỉ nhưng đã ngoài năm mươi tuổi mà chưa có lấy một mụn con.

Một hôm, người vợ vào rừng lấy củi. Trời nắng to, khát nước quá, thấy cái sọ dừa bên gốc cây to đựng đầy nước mưa, bà bèn bưng lên uống. Thế rồi, về nhà, bà có mang.
ít lâu sau, người chồng mất. Bà sinh ra một đứa con không có chân tay, mình mẩy, cứ tròn lông lốc như một quả dừa. Bà buồn, toan vứt nó đi thì đứa bé lên tiếng bảo.
- Mẹ ơi! Con là người đấy! Mẹ đừng vứt con mà tội nghiệp.

Bà lão thương tình để lại nuôi rồi đặt tên cho cậu là Sọ Dừa.

Lớn lên, Sọ Dừa vẫn thế, cứ lăn lông lốc chẳng làm được việc gì. Bà mẹ lấy làm phiền lòng lắm. Sọ Dừa biết vậy bèn xin mẹ đến chăn bò cho nhà phú ông.
Nghe nói đến Sọ Dừa, phú ông ngần ngại. Nhưng nghĩ: nuôi nó thì ít tốn cơm, công sá lại chẳng đáng là bao, phú ông đồng ý. Chẳng ngờ cậu chăn bò rất giỏi. Ngày ngày, cậu lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về nhà. Cả đàn bò, con nào con nấy cứ no căng. Phú ông lấy làm mừng lắm!

Vào ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm hết cả, phú ông bèn sai ba cô con gái thay phiên nhau đem cơm cho Sọ Dừa. Trong những lần như thế, hai cô chị kiêu kì, ác nghiệt thường hắt hủi Sọ Dừa, chỉ có cô em vốn tính thương người là đối đãi với Sọ Dừa tử tế.
Một hôm đến phiên cô út mang cơm cho Sọ Dừa. Mới đến chân núi, cô bỗng nghe thấy tiếng sáo véo von. Rón rén bước lên cô nhìn thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đang ngồi trên chiếc võng đào thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ. Thế nhưng vừa mới đứng lên, tất cả đã biến mất tăm, chỉ thấy Sọ Dừa nằm lăn lóc ở đấy. Nhiều lần như vậy, cô út biết Sọ Dừa không phải người thường, bèn đem lòng yêu quý.

Đến cuối mùa ở thuê, Sọ Dừa về nhà giục mẹ đến hỏi con gái phú ông về làm vợ. Bà lão thấy vậy tỏ ra vô cùng sửng sốt, nhưng thấy con năn nỉ mãi, bà cũng chiều lòng.

Thấy mẹ Sọ Dừa mang cau đến dạm, phú ông cười mỉa mai:

- Muốn hỏi con gái ta, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây.

Bà lão đành ra về, nghĩ là phải thôi hẳn việc lấy vợ cho con. Chẳng ngờ, đúng ngày hẹn, bỗng dưng trong nhà có đầy đủ mọi sính lễ, lại có cả gia nhân ở dưới nhà chạy lên khiêng lễ vật sang nhà của phú ông. Phú ông hoa cả mắt lúng túng gọi ba cô con gái ra hỏi ý. Hai cô chị bĩu môi chê bai Sọ Dừa xấu xí rồi ngúng nguẩy đi vào, chỉ có cô út là cúi đầu e lệ tỏ ý bằng lòng.

Trong ngày cưới, Sọ Dừa cho bày cỗ thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập. Lúc rước dâu, chẳng ai thấy Sọ Dừa trọc lốc, xấu xí đâu chỉ thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đứng bên cô út. Mọi người thấy vậy đều cảm thấy sửng sốt và mừng rỡ, còn hai cô chị thì vừa tiếc lại vừa ghen tức.

Từ ngày ấy, hai vợ chồng Sọ Dừa sống với nhau rất hạnh phúc. Không những thế, Sọ Dừa còn tỏ ra rất thông minh. Chàng ngày đêm miệt mài đèn sách và quả nhiên năm ấy, Sọ Dừa đỗ trạng nguyên. Thế nhưng cũng lại chẳng bao lâu sau, Sọ Dừa được vua sai đi sứ. Trước khi đi, chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà nói là để hộ thân.

Ganh tị với cô em, hai cô chị sinh lòng ghen ghét rắp tâm hại em để thay làm bà trạng. Nhân quan trạng đi vắng, hai chị sang rủ cô út chèo thuyền ra biển rồi cứ thế lừa đẩy cô em xuống nước. Cô út bị cá kình nuốt chửng, nhưng may có con dao mà thoát chết. Cô dạt vào một hòn đảo, lấy dao khoét bụng cá chui ra, đánh đá lấy lửa nướng thịt cá ăn. Sống được ít ngày trên đảo, hai quả trứng gà cũng kịp nở thành một đôi gà đẹp để làm bạn cùng cô út.

Một hôm có chiếc thuyền đi qua đảo, con gà trống nhìn thấy bèn gáy to:

Ò… ó… o … Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về.

Quan cho thuyền vào xem, chẳng ngờ đó chính là vợ mình. Hai vợ chồng gặp nhau, mừng mừng tủi tủi. Đưa vợ về nhà, quan trạng mở tiệc mừng mời bà con đến chia vui, nhưng lại giấu vợ trong nhà không cho ai biết. Hai cô chị thấy thế khấp khởi mừng thầm, tranh nhau kể chuyện cô em rủi ro ra chiều thương tiếc lắm. Quan trạng không nói gì, tiệc xong mới cho gọi vợ ra. Hai cô chị nhìn thấy cô em thì xấu hổ quá, lén bỏ ra về rồi từ đó bỏ đi biệt xứ.




NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP
PHÁT TRIỂN

Từ bao đời nay, cây dừa đã gắn bó thân thương với mảnh đất và con người Bến Tre.

Standard
Từ bao đời nay, cây dừa đã gắn bó thân thương với mảnh đất và con người Bến Tre. Dừa chẳng những cống hiến toàn bộ sản phẩm từ trái, đến thân, lá cho đời sống vật chất mà nó còn đóng góp không nhỏ trong đời sống tinh thần.
Cây dừa nguồn cảm hứng sáng tác văn học nghệ thuật

                                          Dừa Lương Hòa, Giồng Trôm
Từ bao đời nay, cây dừa đã gắn bó thân thương với mảnh đất và con người Bến Tre. Dừa chẳng những cống hiến toàn bộ sản phẩm từ trái, đến thân, lá cho đời sống vật chất mà nó còn đóng góp không nhỏ trong đời sống tinh thần. Bóng dừa điểm tô cho quê hương ta thêm đẹp, tạo nên nét riêng cho phong cảnh Bến Tre. Chẳng những thế, dừa còn là nguồn cảm hứng vô tận, mạnh mẽ cho các sáng tác văn học nghệ thuật ở tỉnh nhà từ xưa đến nay và mai sau.
Trong ca dao dân ca Bến Tre ông cha ta đã dùng cây dừa làm chất liệu khá phong phú:
- Thấy dừa thì nhớ Bến Tre.
Thấy bông sen nhớ đồng quê Tháp Mười.

- Trả ơn ai có cây dừa
Cho tôi nghỉ mát đợi chờ người thương.

- Mài dừa đạp bã cho nhanh
Nấu dầu mà chải tóc anh tóc nàng
Mài dừa dưới ánh trăng vàng
Ép dầu mà chải tóc nàng tóc anh.

- Trồng dừa ra đọt chặt tàu
Sợ em đổi dạ tham giàu bỏ anh.

- Kìa vườn dừa cây cao cây thấp
Gió quặt quà cành lá xác xơ
Thương anh em vẫn đợi chờ.

Trong câu đố, cây dừa cũng là một đề tài hấp dẫn:

- Một mẹ nuôi chín mười con
Không ăn, không uống no tròn vo vo
                              (là cây gì?)

- Nước sông không đến
Nước bến không vào
Vậy mà có nước
                               (là trái gì?)
Trong những tác phẩm văn thơ cận đại và hiện đại cũng rợp mát bóng dừa. Không sao kể hết những truyện ngắn, ký, thơ mà qua đó vẻ đẹp cây dừa được khắc họa cũng như sự xác xơ, thương tích mà cây dừa phải chịu trong bom đạn, chất độc hóa học của chiến tranh. Đậm nét hơn cả là hình ảnh cây dừa qua đau thương vẫn vươn lên cùng người chiến đấu giải phóng quê hương và xây dựng cuộc sống mới. Tiêu biểu cho những áng văn thơ in đậm bóng dừa ấy, là bài thơ "Dừa ơi" của nhà thơ quá cố Lê Anh Xuân:
... "Nội nói: "Lúc nội còn con gái
Đã thấy bóng dừa mát rượi trước sân.
Đất này xưa đầm lầy chua mặn
Đời đói nghèo cay đắng quanh năm".
... "Tôi nghe gió ngàn đang gọi
Xào xạc lá dừa hay tiếng gươm khua.
... Ôi thân dừa đã hai lần máu chảy
Biết bao đau thương biết mấy căm hờn.
Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút
Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng".
Xào xạc lá dừa cũng là âm điệu của bao bài dân ca Bến Tre và bao bài hát về mảnh đất và con người quê hương Đồng Khởi. Nguyễn Văn Tý với bài "Dáng đứng Bến Tre" nổi tiếng cả nước và sống mãi cùng thời gian đã mở đầu "Ai đứng như bóng dừa, tóc dài bay trong gió", "Dừa ơi ta nhớ lắm nghe"...
Và dáng đứng cây dừa giương lược chải mây, màu xanh mượt mà trữ tình của những tàu lá cũng chính là hình mẫu cho những bức tranh, bức ảnh về quê hương ta.
Năm 1991 đến, mong sao cho cây dừa bám rễ vững chắc trong nền kinh tế tỉnh nhà và mong sao cho hình ảnh cây dừa đi vào các loại hình văn học nghệ thuật sinh động, độc đáo, đậm nét hơn.
Hà Thanh Niên
Tháng 1-1991
"Kỷ yếu Dừa Bến Tre" - Hội NBVN tỉnh Bến Tre  năm 2012
"Những đứa con của tình yêu" - NXB Trẻ năm 2013




NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP
PHÁT TRIỂN

Cho đuốc - một mỹ tục của xứ dừa Bến Tre

Standard

Ngọn đuốc lá dừa không chỉ thắp sáng soi đường trong đêm tối mà việc chia đuốc của người Bến Tre còn mang một ý nghĩa nhân văn. Ðó là nét độc đáo về văn hóa ứng xử của cư dân Xứ dừa.

Ngọn đuốc lá dừa là một trong nhiều đặc trưng văn hóa độc đáo trong đời sống của cư dân Bến Tre. Cũng như ở nhiều vùng nông thôn và miền núi khác trên khắp đất nước, người đi đường trong đêm thường phải dùng đến ngọn đuốc. Nơi thì làm đuốc từ cây nứa đập dập, ngâm nước rồi phơi khô để cháy cho đượm. Nơi thì đuốc làm bằng bùi nhùi, tẩm nhựa trám... Ngọn đuốc ở Bến Tre thì lại làm từ lá của cây dừa - một nguyên liệu rất sẵn vùng này, có thể so sánh như đuốc tre nứa hay bằng dầu thực vật ở các vùng khác.

Ðể làm đuốc dừa, bà con dùng hai nắm lá dừa trở đầu nhau, buộc bằng 3, 4 nút lạt để đi những đoạn đường gần, loại này có khi không cần bó sẵn. Khi cần, chỉ việc tiện tay rút lá từ bó lá dừa dùng để nhóm bếp, là có thể có ngay một cây đuốc. Ðuốc còn có nhiều cỡ, tùy theo độ dài của chót lá dừa. Khi bó đuốc, có người khéo léo "gói" thêm lá dừa rời vào giữa để đuốc tròn, đẹp hơn, cháy đượm, bền hơn, sáng hơn. Ðuốc thường được buộc bằng dây dừa, cách độ gang tay lại buộc một nút. Người bó đuốc khéo phải biết chọn chót tàu dừa lão đã phơi khô, có sống nhỏ, lá dày để đuốc không nặng mà cháy tốt. Bó đuốc đẹp phải tròn, nút lạt đều đặn, hai đầu được chặt bằng và cũng bó vừa tay không quá chặt, để đuốc dễ cháy. Khi thắp đuốc, phải đốt từ phía ngọn, khẽ huơ nhẹ cho đuốc luôn giữ được độ sáng nhất định.

Người biết cách có thể để đuốc cháy được lâu, đi được một đoạn xa không phải "xin đuốc" dọc đường. Cầm đuốc đi trên đường - còn gọi là "đi đuốc", phải tùy hướng gió mà đổi tay cho tàn bay không làm cháy áo quần hoặc ảnh hưởng người đi sau, phải biết tùy lúc mà quơ đuốc hoặc mở thêm nút lạt, nếu không dễ bị tắt đuốc. Dọc đường đi phải biết tránh rơi tàn vào rơm rạ, lá khô, lúc dụi đuốc phải dụi thật kỹ để tránh trường hợp đuốc gặp gió tự bùng lên gây hỏa hoạn.

Ở xứ dừa Bến Tre, trước mùa mưa, nhà nào cũng lo bó đuốc, phơi khô, gác lên giàn để dành hoặc khi thấy kho đuốc đã vơi, lựa những ngày nắng tốt các mẹ, các chị lại bó đuốc bổ sung để trong nhà không bao giờ thiếu đuốc. Phần lớn các gia đình đều trữ đuốc trong nhà để sử dụng khi đi lại trong đêm, cũng để giúp cho người lỡ đường ghé nhà "xin đuốc". Người cho đuốc luôn luôn vui vẻ, sẵn sàng cho đuốc, dù khách lỡ đường gọi cả lúc nửa đêm. Thường chủ nhà nài cho khách thêm một cây đuốc nhỏ để phòng hờ cho chắc, không bị thiếu dọc đường. Người xin đuốc cũng tùy độ đường mà chọn đuốc dài hay ngắn, xin vừa đủ không xin hơn.

Việc chuẩn bị sẵn đuốc dự phòng trong mỗi nhà để giúp khách lỡ đường thiếu đuốc là một biểu hiện tình làng nghĩa xóm sâu đậm của cư dân Bến Tre bao đời nay. Ðây là một lối ứng xử văn hóa mang tình cộng đồng của người Xứ dừa. Truyền thống "tối lửa tắt đèn có nhau", sống có "tình làng" "nghĩa xóm" cũng được thể hiện qua các ứng xử văn hóa ấy, mà người dân Bến Tre sau này luôn luôn chung lòng chung sức trong mọi sinh hoạt cộng đồng. Mà điển hình nhất là những ngọn đuốc Ðồng Khởi đã đồng loạt bừng sáng trong đêm, toàn dân Bến Tre đứng lên đồng lòng quật khởi, giành quyền chủ động tiến công, tạo nên một bước ngoặt lớn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Và đã từ rất lâu, cây đuốc dừa còn là ám hiệu để gọi đò. Những chiếc đò dọc chạy trong đêm khuya trên sông, rạch, hễ thấy bến nào có ngọn đuốc quơ là ghé vào rước khách. Ðó là một quy ước "bất thành văn" từ bao đời nay ở vùng sông nước Bến Tre. Ngày nay, dù khắp xứ dừa đã có điện, có đèn ắc-qui, đèn pin nhưng những lúc có việc ban đêm bà con vẫn đốt đuốc lá dừa mà đi, hình như vì vẫn luyến tiếc cái hương thơm gợi nhớ rất đặc trưng của khói đuốc lá dừa đã trở nên quá thân thuộc.

Ngọn đuốc lá dừa gắn bó với con người từ lúc sắp chào đời cho đến khi giã từ nhân thế. Ngày xưa khi người vợ chuyển dạ lúc đêm hôm người chồng vội đốt đuốc, "ba chân bốn cẳng" chạy đi rước bà mụ, vậy là từ khởi đầu sự sống của một con người đã có ngọn đuốc góp phần.

Ðến lúc về nơi chín suối, dù là đêm hay ngày, người ta vẫn đốt đuốc khi "đưa linh" nghĩa trang, bà con quan niệm rằng, người quá cố đã thuộc về cõi tối tăm nên cần có đuốc đưa đường. Ðó cũng là một nghi thức tiễn đưa truyền thống chỉ có ở xứ dừa.

Ngày nay, khi điện đã tỏa sáng trong khắp xóm, thôn nhưng trong những lễ hội truyền thống, những tuyến du lịch dân dã, ngọn đuốc lá dừa vẫn thắp sáng, để tạo nên một mỹ tục văn hóa riêng của xứ dừa mà không dễ nơi nào có được.





NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP
PHÁT TRIỂN

Tới đảo Tò mò ngắm quả giống... vòng 3 thiếu nữ

Standard
Quần đảo Seychelles bao gồm 115 hòn đảo lớn, nhỏ nhưng có lẽ ấn tượng và sáng giá nhất là đảo Curieuse. Curieuse theo tiếng Pháp có nghĩa là "Tò mò".

Nằm ngoài khơi bờ biển phía Đông của châu Phi, phía Bắc Madagascar, quần đảo Seychelles được biết đến như một điểm du lịch nổi tiếng thế giới nhờ bãi biển nhiệt đới, cảnh quan tuyệt đẹp và nhiều loài động vật hoang dã.

Quần đảo Seychelles bao gồm 115 hòn đảo lớn, nhỏ nhưng có lẽ ấn tượng và sáng giá nhất là đảo Curieuse. Curieuse theo tiếng Pháp có nghĩa là "Tò mò". Hòn đảo đá granite này nổi lên từ Ấn Độ Dương với độ cao là 172m, diện tích 4,6 km2, dài 3km, rộng 1,5km. Thiên đường nhỏ này chính là một công viên hải dương quốc gia cho việc bảo vệ loài rùa Aldabra đặc biệt.









Hòn đảo được phát hiện năm 1768 bởi nhà thám hiểm người Pháp - Marc Joseph Marion du Fresne. Cô đặt tên cho đảo là Curieuse - trùng tên với con thuyền buồm đưa cô đến với hòn đảo.


Nhưng ngay sau đó, hòn đảo đã bị tàn phá bởi vụ hỏa hoạn năm 1771. Đến năm 1833, đảo Tò mò bị các nhà truyền giáo chiếm đóng, cho xây dựng một trại chăm sóc người bệnh phong của vùng Ấn Độ Dương. Ngày nay, trại phong chỉ còn là một đống đổ nát, hoang tàn.

Bãi biển của đảo Curieuse đẹp như tranh vẽ cùng hệ động, thực vật độc đáo có một không hai.

Một điểm đặc biệt ở đây là trên đảo không có nhà ở, vì thế, khách du lịch sẽ nghỉ trên đảo Praslin gần đó. Du khách đi thuyền đến với đảo Tò mò để chiêm ngưỡng vẻ xanh mướt của hàng dừa, bãi biển đẹp như tranh vẽ và hệ động, thực vật với bản sắc rất riêng, quyến rũ.



Một khu bảo tồn thiên nhiên được thành lập năm 1979 trên đảo Curieuse nhằm chăm sóc, nuôi dưỡng các loài rùa khổng lồ tới 300 tuổi cùng vô số loài chim quý hiếm.



Du khách còn được xem rùa đồi mồi, rùa xanh... đẻ trứng và chôn trứng vào mùa sinh sản.






Khu bảo tồn thiên nhiên này còn nổi tiếng bởi các loài chim biển và các loại chim quý hiếm, bao gồm cả chim chích bông lau Seychelles và chim ác- hai trong số các loài chim hiếm nhất trên thế giới.




Với những người đam mê lặn biển thì nơi đây hết sức lý tưởng, bởi lànnước trong veo có thể nhìn thấy toàn bộ hệ động, thực vật biển địa phương ở khu bảo tồn rạn san hô.






Quả dừa biển có đường kính 40-50cm, nặng 15-30kg và có từ 1 đến 4 hạt, chứa khoảng 5-6 lít nước, nước có màu trắng, rất giàu đường và chất béo.

Du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên khi nhìn thấy trái Coco de mer (dừa biển), bởi hạt giống của nó được đánh giá là lớn và kỳ cục nhất trong thế giới thực vật.


Hạt Coco de mer cần đến 2 năm mới có thể nảy mầm. Cây Coco de mer có thể cao đến 25-34m, tán lá xòe như cánh quạt. Chính vì thế mà trước năm 1768, khi nguồn gốc của Coco de mer chưa được phát hiện, người ta nghĩ rằng đây là quả của một loại cây huyền bí mọc lên từ lòng đại dương, nó có sức mạnh kỳ diệu nên giá của nó rất đắt.

Nhiều nhà quý tộc châu Âu hồi thế kỷ 16 còn coi những trái Coco de mer khổng lồ này là vật báu đáng được sưu tầm, đem về gọt vỏ, gắn đá quý lên và trưng bày trong nhà của mình.

Hình ảnh bãi biển cát trắng, hoang sơ, mặt nước trong veo với vô vàn loài cá đủ màu sắc, màu xanh mướt của cây cối hòa vào không khí trong lành, mát mẻ để lại ấn tượng sâu sắc cho những du khách ghé chân tới đây.



NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP
PHÁT TRIỂN

Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2013

Dầu dừa khác với các loại dầu khác ở chỗ nào?

Standard

Lúc trước mình thường mua dầu gội trị gàu ở nhà thuốc tây, sau khi gội gàu có giảm nhưng tóc bị khô ghê lắm, ngưng sử dụng khoảng 1 tuần gàu lại xuất hiện lại. Mình tham khảo và biết được dầu dừa trị gàu rất tốt nên dùng thử. Mỗi tuần mình gội dầu dừa 2 lần để trị gàu. Sau 2 tuần mình thấy rất hiệu quả, gàu giảm rõ rệt ( lại còn rất mềm). Sau 4 tuần tóc hết gàu luôn ^^. Tuy nhiên mình vẫn duy trì đều đặn để tóc luôn khỏe và ngăn gàu trở lại.

Cách làm: Dùng tăm bông (hoặc bông y tế) xoa đều dầu dừa lên chân tóc và ngọn tóc ( có như vậy dầu mới thấm sâu vào chân tóc nuôi dưỡng tóc) massage nhẹ nhàng 20-30 phút,  sau đó gội sạch lại đầu bằng dầu gội và dầu xả. Nếu siêng hơn 1 tí bạn có thể hâm nóng dầu dừa và bôi lên tóc, ủ với nón ủ tóc hoặc khăn bông trong khoảng 30 phút rồi xả sạch với dầu gội dịu nhẹ. Nhiệt nóng sẽ giúp dầu thẩm thấu sâu và nuôi dưỡng da đầu. Với cách làm này, dầu dừa sẽ tiêu diệt gàu, không chỉ giúp bạn sở hữu một mái tóc mượt mà, óng ả mà còn đem lại cho mái tóc bạn mùi thơm quyến rũ. Khi thoa dầu dừa bạn nên lưu ý phần chân tóc và ngọn tóc nhé.
Bạn cũng nên xoa dầu dừa vào tóc trước khi đi ra nắng, lớp dầu bám trên tóc có thể bảo vệ tóc ít bị ảnh hưởng bởi ánh nắng mặt trời.
 Dùng dầu dừa thường xuyên như một thói quen chăm sóc sắc đẹp sẽ làm cho làn da và mái tóc tăng độ láng mượt, óng ả. Đối với việc chăm sóc tóc, dầu dừa làm tăng độ bóng mượt của mái tóc, hạn chế tình trạng da đầu bong vảy.
Ngoài ra bạn có thể trộn 5-7  giọt dầu dừa với dầu gội đầu để dùng như bình thường sẽ giúp trị gàu rất tốt, tóc lại bóng mượt và giúp giảm gãy rụng, kích thích tóc dài nhanh hơn.
Dầu dừa khác với các loại dầu khác ở chỗ:
- Không chứa cholesterol.
-  Không tăng mức độ cholesterol trong máu.
-  Không phát triễn chất dính cho các tiểu cầu dẫn đến hình thành cục máu đông.
-  Không góp phần vào bệnh xơ vữa động mạch hay bệnh tim.
-  Không làm phát khởi ung thư hay bất cứ một thứ bệnh thoái hóa nào khác.
-  Không góp phần gây ra những vấn đề về trọng lượng.

Dầu dừa có những đặc tính sau đây:
- Giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và các bệnh liên quan.
- Làm giảm nguy cơ ung thư và điều kiện thoái hóa khác.
- Giúp ngăn ngừa vi khuẩn, virus, và nấm (bao gồm cả nấm men) hay nhiễm trùng.
- Hỗ trợ chức năng của hệ thống miễn dịch.
- Giúp ngăn ngừa loãng xương.
- Giúp kiểm soát bệnh tiểu đường.
- Giúp ích cho việc giảm cân.
- Hỗ trợ chức năng chuyển hóa lành mạnh.
- Cung cấp một nguồn năng lượng ngay lập tức.
- Cung cấp số năng lượng ít hơn các chất béo khác.
- Cung cấp nguồn dinh dưỡng quan trọng và cần thiết cho một sức khỏe tốt.
- Cải thiện tiêu hóa và sự hấp thu chất dinh dưỡng.
- Có hương vị nhẹ nhàng tinh tế.
- Có khả năng chịu nhiệt (dầu nấu ăn tốt nhất cho sức khỏe  ).
- Giúp giữ cho làn da mềm mại và mịn.
- Giúp ngăn ngừa lão hóa sớm và nhăn nheo của da.
- Giúp bảo vệ chống lại ung thư da và các bệnh về da.
Dưới đây là một số cách làm đẹp từ dầu dừa mình sưu tầm được, các bạn có thể tham khảo để làm đẹp nhé:
 1.    Tắm với dầu dừa:
Việc sử dụng dầu dừa để tắm sẽ giúp phục hồi làn da do tác hại của ánh nắng mặt trời ( do đi nắng, đi tắm biển…) , giúp tái tạo làn da, giảm mờ những vết nhăn nông , dưỡng trắng và làm mịn làn da.
Cách sử dụng : lấy 1 lượng sữa tắm vừa đủ cho 3-5 giọt dầu dừa vào , dùng tay hòa đều lên tạo bọt( có thể dùng bông tắm ) và sử dụng tắm như sữa tắm bình thưởng. Bạn sẽ cảm nhận thấy sự mịn màng thay đổi trên làn da ngay sau những lần sử dụng đầu tiên, hiệu quả làm trắng, tái tạo rõ rệt da sau khoảng 1-2 tuần sử dụng.
2. Dưỡng da với dầu dừa:
Lấy 1 lượng kem dưỡng da vừa đủ cho 3-5 giọt dầu dừa vào, trộn đều lên và sử dụng trực tiếp trên da như kem dưỡng da bình thường.
 Bạn cũng có thể dùng dầu dừa bôi trực tiếp lên da để dưỡng da nhưng da khi sử dụng phải là da sạch và khô nhé , như vậy dầu dừa sẽ thẩm thấu nhanh vào da k gây cảm giác nhờn dính nhé.
3. Dùng dầu dừa tẩy trang:
-  Sau mỗi lần make up các bạn có thể sử dụng dầu dừa để tẩy trang, hoàn toàn k gây tác dụng phụ, không làm hư tổn da mà lại làm sạch lớp mỹ phẩm rất tốt .
-  Các bạn lấy 1 lượng vừa đủ dầu dừa rồi mát xa đều trên mặt theo chuyển động vòng tròn khoảng 1-2p rồi rửa lại với sữa rửa mặt và nước sạch nhé!
4. Mặt nạ dưỡng da từ thiên nhiên:
  Các bạn trộn 2-3 giọt dầu dừa với nước ép dưa leo hoặc mật ong sẽ thu được một loại mặt nạ dưỡng da hoàn toàn thiên nhiên giúp làm mịn và sang da, tăng độ đàn hồi và dưỡng da rất tốt nhé!
5. Tẩy da chết:
Trộn một muỗng canh đường nâu, ba muỗng dầu dừa thành một hỗn hợp để mát xa toàn bộ cơ thể sẽ giúp bạn loại bỏ được lớp da chết , giúp da mềm mại hơn mà k sợ tác dụng phụ .
6. Dưỡng môi và làm dài mi với dầu dừa
-  Dưỡng môi: vào mùa hanh khô các bạn có thể dùng dầu dừa bôi trực tiếp lên môi để dưỡng ẩm và làm mềm môi. Sẽ rất tốt cho các bạn nữ làm việc và thường xuyên ở trong môi trường máy lạnh .
-   Làm dài mi: dùng bông tăm chấm thật ít dầu dừa rồi chải trực tiếp lên mi từ chân mi tới ngọn như chuốt mascara . Các bạn nên bôi trước khi đi ngủ nha!
7. Chăm sóc đôi chân:
Nếu vùng da ở gót chân của bạn bị chai và thô ráp, trước khi ngủ, hãy dùng một viên đá bọt tẩy sạch lớp tế bào chết này. Thoa dầu dừa vào chân và mang tất để ngủ để giữ ẩm cho chân suốt đêm.
8.Dưỡng da tay:
Thoa dầu dừa đều khắp vùng tay và móng, đôi tay của bạn sẽ luôn mịn màng và mềm mại. Việc cắt bỏ lớp biểu bì da khi làm móng cũng không còn khó khăn nữa.
Ngoài ra các bạn có thể dùng dầu dừa trong nấu ăn để món ăn thơm ngon bổ dưỡng hơn.
Bạn nào cần mua dầu dừa để làm đẹp thì liên hệ mình theo địa chỉ bên dưới nha:




NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP
PHÁT TRIỂN

Dầu dừa nguyên chất dưỡng da, trị gàu

Standard




NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP
PHÁT TRIỂN

Để ngành dừa-sản phẩm từ dừa ngọt hơn,

Standard
Xứ dừa là tên được đặt cho quê hương ba dãy cù lao Bến Tre giàu tiềm năng, đầy hứa hẹn và triều mến trong ký ức của mọi người như vị ngọt của dừa; không phải ngẫu nhiên, vì địa danh này có đến hơn 45.000ha chiếm 2/3 diện tích, sản lượng dừa cả nước và đứng hàng đầu về chất lượng.

Với thời gian có mặt, gắn bó keo sơn với đất nước và con người hơn 300 năm, cũng ngần ấy thời gian cây dừa đã góp phần nuôi sống bao thế hệ và có không ít người thành đạt trên nhiều lĩnh vực.

Trải qua mấy cuộc trường chinh chống ngoại xâm, cây dừa vẫn một lòng thủy chung, dõng dạc hiên ngang bao phen vào sinh ra tử, cùng với những con người lòng son dạ sắt lập chiến công giành đất giữ quê hương; thế nên có lời ca ngợi dừa che bộ đội, dừa vây quân thù, cùng với thời gian tồn tại đó cây dừa đã khắc họa sâu hơn nhũng hình ảnh sinh động hào hùng Quê hương Đồng Khởi.

Âu cũng là quy luật hết cơn bỉ cực tới hồi thới lai, đã qua rồi thời đạn bom hủy diệt, đất nước thanh bình niềm vui chung lẫn cả vui riêng; cây dừa lại bám sâu hơn trong lòng đất như lẽ tự nhiên, nguyện cho đời nhiều quả ngọt-to hơn để cùng hàn gắn vết thương chiến tranh, san sẻ những đau thương mất mát, tưởng chừng như không thể vượt qua.

Đất nước bắt tay xây dựng chủ nghĩa xã hội, bao lo toan bề bộn chất chồng;…Vào năm 1979 Bến tre cũng sớm hình thành Công ty chuyên doanh dừa có hệ thống từ tỉnh đến huyện-xã, hoạt động với khí thế của những ngày chiến thắng, ngoài những sản phẩm truyền thống như sơ chế cơm dừa-ép dầu, bánh, kẹo, xà phòng;… thì xuất hiện vài sản phẩm mới như chỉ xơ dừa, than thiêu kết. Tuy sản phẩm mới, thành công nhất định cùng với sản phẩm truyền thống đã giải quyết được một lực lượng lao động có việc làm và tăng thu nhập, nhưng chẳng bấy lâu thì hệ thống ngành dừa thu hẹp, đi vào bế tắc và trả lại khung cảnh hoạt động kinh doanh như thời trước 1979; sản xuất tự phát, phân tán tranh mua tranh bán khi cung nhỏ hơn cầu, lạnh nhạt đến vô tình khi vào mùa hoặc thị trường biến động, giá cả không ổn định làm cho các nhà sản xuất thiếu mặn mà, chặt dừa trồng cây khác cứ thế trở nên phổ biến… những năm gần đây khi một số quốc gia thâm nhập vào thị trường Bến Tre thì hình ảnh đó trở nên quen thuộc, có người cho rằng “Điệp khúc ngành dừa kêu cứu”.

Kinh tế thời hội nhập, nhiều cơ hội lắm thách thức, không tạo ra lợi thế hoặc sử dụng không hiệu quả tiềm năng thì không có hoặc không đủ sức mạnh để cạnh tranh; vì lẽ đó bài viết này mang chủ đề: Chiến lược phát triển sản phẩm từ dừa trên địa bàn tỉnh Bến Tre, góp phần tháo gỡ những vướng mắc mà ngành dừa nói chung, sản phẩm từ dừa nói riêng gặp phải, nhằm tạo thêm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.

Bến Tre là một trong 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên 2.322 km2, với 181.551 ha đất sản xuất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm 85.817 ha trong đó có 45.000 ha trồng dừa (chiếm 51,23% diện tích cây lâu năm; 24,795% đất nông nghiệp và chiếm 19,07% diện tích tự nhiên) dừa là cây có diện tích lớn nhất và ổn định nhất so với các cây khác trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Sông ngòi Bến Tre dày đặc chằng chịt, có 4 cửa sông lớn ra biển (Sông Tiền, sông Ba Lai, Sông Hàm Luông và Sông Cổ Chiên), rất thuận lợi cho giao thông thủy là điều kiện giao thương dễ dàng với quốc gia và quốc tế, mặt khác còn là 4 nguồn phù sa trọng yếu giàu dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng.

Bến tre có số dân tính đến tháng 4 năm 2009 có 1.354.589 người, mật độ dân số 583,37 người /km2 (làm tròn 583), mật độ dân số khá cao (cả nước 260). Tốc độ tăng dân số bình quân 0,7- 0,9%/năm. Nguồn lực lao động, Bến Tre có 873.689 lao động trong độ tuổi (873.689 /1.354.589 chiếm 64,5%), nhưng chất lượng lao động rất thấp cụ thể tỷ lệ lao động qua đào tạo huấn luyện đạt 26,88% so trên tổng số dân.

Bến tre có cơ cấu nhiều ngành nghề-lĩnh vực phục vụ nhu cầu của nhân dân; thiết chế xã hội cũng được quy củ và đảm bảo trật tự của một xã hội văn minh.

Ngành dừa và sản phẩm từ dừa của Bến Tre được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh; bởi lẽ đất trời nơi đây được thiên nhiên ưu đãi, cây dừa là cây có vòng đời hơn 60 năm, hiện diện trên xứ sở nầy hơn 300 năm nên rất thích nghi, đồng thời là cây có chuỗi giá trị dài hơn hẵn các loại cây trồng khác.

Cây dừa được trồng khắp trong tỉnh Bến Tre, tập trung vùng nước ngọt và lợ.

Diện tích, năng suất và sản lượng dừa


NĂM 

DIỆN TÍCH (ha) 

NS trái/ha/năm 

Sản lượng (trái)


1999 

32.364 

6.436 

208.294.704


2000 

37.758 

7.016 

264.910.120


2001 

35.540 

6.252 

222.196.080


2002 

35.262 

6.032 

212.700.384


2003 

35.018 

6.784 

237.562.112


2004 

35.855 

7.350 

263.754.750


2005 

36.827 

7.508 

276.497.116


2006 

34.104 

7.961 

271.501.944


2007 

34.906 

8.520 

287.974.500


2008 

47.569 

7.425 

353.199.825


Nguồn tin: Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre năm 2004, năm 2007 và cung cấp của Phòng Tổng Hợp Cục Thống Kê Bến Tre.

Tính toán tốc độ phát triển bình quân của diện tích, năng suất và sản lượng:

Diện tích: 103,93%

Năng suất: 101,44%

Sản lượng: 105,42%



Từ số liệu và 3 kết quả đáng khích lệ là cả 3 chỉ tiêu đều tăng, mặc dù có một vài năm giảm, trong đó năng suất bình quân có tốc độ tăng chậm nhất (+ 1,14%), điều đó phản ảnh sự thiếu quan tâm đầu tư chiều sâu có thể là do giá giá cả không ổn định, hoặc là do giống bị thoái hóa; nếu thật vậy thì đáng báo động đến các nhà hoạch định chính sách và các nhà khoa học nông nghiệp. Bến Tre dự kiến vào năm 2015 đưa vào thu hoạch 5.000 ha dừa trồng từ chương trình năm 2006, đến lúc đó Bến Tre có tới 52.569 ha dừa thu hoạch; với năng suất 7.425 trái/ thì sản lượng đạt 390.324.825 trái, tăng 10,5% so năm 2008 và là nguồn nguyên liệu dồi dào.

Sản phẩm từ dừa rất phong phú về chủng loại, đa dạng về giá trị sử dụng, thỏa mãn rất nhiều nhu cầu từ giải khát, thực phẩm, chế biến công nghiệp, thủ công mỹ nghệ đến vật liệu xây dựng, dược phẩm;… và được sản xuất ở tất cả bộ phận: thân, lá, trái, vỏ, nước của dừa. Tình hình sản xuất chế biến sản phẩm từ dừa trong những năm qua được ghi nhận:

Nhà máy, cơ sở sản xuất sản phẩm từ dừa


Sản phẩm 

Tổng số nhà máy, cơ sở sx 

Nhà nước 

Ngoài nhà nước 

Công suất lắp đặt

(tấn/năm) 

Công suất thực tế

(tấn/năm) 

Tỷ lệ công suất

(%) 

Ghi chú


1. Cơm dừa nạo sấy 

16 


11 

400.000 

210.160,0 

52,54 

1 nhà máy 100% vốn nước ngoài


2.Dầu dừa thô 

23 


22 

18.000 

8.418,6 

46,77 

13 cơ sở sản xuất cá thể


3. Kẹo dừa 

151 


151 

30.000 

16.683,0 

55,61 

9 DNTN


4. Thạch dừa 

40 


40 

7.000 

1711,5 

24,45 

1 HTX


5. Chỉ xơ dừa 

265 


261 

65.000 

54.938,0 

84,52 

3 công ty


6. Thảm xơ dừa 

37 


37 

200.000 



1 công ty,

1HTX


7. vỏ dừa cắt lát 




2.000 



Liên doanh với Bỉ


8. Than thiêu kết, hoạt tính 

114 


112 

25.000 

18.000,0 

72,00 

-


9. Hàng thủ công mỹ nghệ 

107 


107 




Doanh thu hàng năm 20 tỷ đồng


10. Mụn dừa 




4.000 

1.394 

34,85 

-


Nguồn tin: Sở Công thương Bến tre (Hội thảo 18-19/5/2006)

Theo số liệu và tính toán trong cột tỷ lệ công suất (%) thì chưa có loại sản phẩm nào đạt tới 85%, có chỉ xơ dừa đạt 84,52% là cao nhất, thấp nhất là thạch dừa chỉ đạt 24,45%; điều này thể hiện tính hiệu quả còn thấp cũng có thể lãng phí, mà công suất đạt thấp dẫn đến giá thành tăng là một trong những lợi thế cạnh tranh bị suy giảm. Tuy nhiên từ bảng này cho thấy có đến 10 chủng loại sản phẩm từ dừa và có nhiều sản phẩm có khả năng xuất khẩu.

Xuất khẩu là sử dụng lợi thế của quốc gia, nhằm sử dụng nguồn lực có hiệu quả hơn, tình hình xuất khẩu các năm qua:

Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu


Mặt hàng 

Đvt 

Năm


2001 

2002 

2003 

2004 

2005 

2006 

2007


Dừa khô 

Triệu trái 

59 

56 

63 

78 

72 

76 

81


Chỉ xơ dừa 

Tấn 

39.377 

48.730 

63.774 

47.88 

65.50 

78145 

56730


Than thêu kết 

Tấn 

9.149 

15.595 

6.556 

4.593 

13.75 

6976 

10986


Thủ công mỹ nghệ 

1000

USD 



13 

71 

228 

465 

499


Cơm dừa nạo sấy 

Tấn 





13402 

6098 

12959


Nguồn tin: Sở công thương Bến Tre

Hàng năm kim ngạch xuất khẩu từ dừa mang lại gần 60 triệu mỹ kim chiếm 40% giá trị xuất khẩu, (Ông Tần Duy Phương, Phó giám đốc Sở Văn hóa & Du lịch Bến Tre, 10/12/2009).



Ngành dừa giải quyết hơn 300 ngàn lao động tham gia có việc làm tăng thu nhập, giảm gánh năng lao động dôi dư đồng biến với tốc độ công nghiệp hóa, góp phần xóa đói giảm nghèo đáng kể, tăng trưởng kinh tế của địa phương.



Tuy vậy sản phẩm từ dừa còn nhiều hạn chế như:

. Công nghệ sản xuất chưa thật sự tiên tiến.

. Đội ngũ lao động sử dụng kinh nghiệm là chủ yếu.

. Tổ chức sản xuất phân tán, tăng chí phí đầu vào, giảm lợi thế cạnh tranh.

. Đầu tư hạ tầng kỹ thuật tốn kém, hiệu quả kinh tế-xã hội thấp.

. Hệ thống thông tin chưa đủ mạnh, các kênh phân phối còn nhiều bất cập.

. Ô nhiễm môi trường …



Việt Nam là thành viên thứ 150 của WTO cùng với xu hướng toàn cầu hóa, đã mở ra nhiều cơ hội để ngành dừa-sản phẩm từ dừa nắm lấy, cùng với lợi thế tiềm năng từ tự nhiên ban tặng, kết hợp kinh nghiệm và truyền thống sản xuất dừa của người dân Bến Tre một lần nữa làm “ Đồng Khởi ” cho ngành dừa và sản phẩm từ dừa.



Sự phát triển vượt bậc của nhân loại về khoa học kỹ thuật, tiến trình hội nhập sâu-rộng mang tính quốc tế hóa, cùng với tiềm năng của đất-nước và con người cần cù lao động, giàu lòng nhân ái, có truyền thống không khuất phục trước nhũng khó khăn, sẵn sàng lao vào trận mới “xóa đói giảm nghèo”.

- Để ngành dừa-sản phẩm từ dừa phát triển bền vững xứng đáng với ngành mũi nhọn, cần có những chọn lựa quyết sách vừa mang tính khoa học và thực tiễn sát với tình hình của địa phương, phải giải quyết các vấn đề chủ yếu sau:

Xây dựng chiến lược sản phẩm từ dừa 2010-2020


TÊN CHIẾN LƯỢC 

NÔI DUNG CHỦ YẾU


1. Chiến lược phát triển mở rộng thị trường 

Giữ ổn định khách hàng cũ là Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan; thị trường mới Hàn Quốc và Nhật Bản; thị trường tiềm năng là EU, bằng các thông tin trên mạng, thu thập tìm hiểu thị trường mới tham gia chương trình hội chợ giới thiệu sản phẩm


2. Chiến lược về sản phẩm: gia tăng số lượng chất lượng đối với sản phẩm hiện hữu và hoàn thiện sản phẩm mới 

Đổi mới công nghệ, thiết kế lại sản phẩm, hợp lý hóa quá trình sản xuất; rút ngắn thời gian hoàn thiện sản phẩm mới để sớm đưa ra thị trường


3. Chiến lược hội nhập dọc về phía trước 

Quảng bá sản phẩm; đẩy mạnh chương trình xúc tiến thương mại rộng rải


4. Chiến lược hàng ngang 

- Tập trung nghiên cứu đưa ra những sản phẩm mới

- Tái cấu trúc và tổ chức hệ thống sản xuất, các kênh phân phối


5. Chiến lược hội nhập dọc về phía sau 

- Có chính sách thu mua nguyên liệu hợp lý, cũng như phương thức thu mua và thanh toán.

- Hỗ trợ ưu đãi về giống, kỹ thuật, vốn cho nông dân, những nhà cung cấp


Xây dựng và lựa chọn chiến lược là quá trình tìm kiếm lựa chọn xác định mục tiêu và đề ra con đường để đạt mục têu đó; thế nhưng đó mới chỉ là khả năng vì vậy biến khả năng thành hiện thực phải cần đến các giải pháp đồng bộ, thích ứng và năng động.



+Hoạch định-tái cấu trúc lại ngành sản xuất, chế biến sản phẩm từ dừa theo cụm hoặc khu công nghiệp với hướng tập trung, giảm chi phí đầu vào, tăng lợi thế cạnh tranh, tạo điều kiện thuận lợi áp dụng kỹ thuật tiên tiến nâng cao hiệu quả.



+Đào tạo và thu hút nguồn nhân lực có tay nghề cao cho ngành dừa, không chỉ phục vụ cho hiện tại mà còn nghiên cứu phát triển sản phẩm mới trong tương lai.



+Hình thành các hệ thống tiếp thị, kênh phân phối còn thiếu và yếu.

+Có chính sách đột phá ưu đải cho ngành dừa và các công cụ giữ nguồn nguyên liệu.



Như vậy không những ngành dừa phát triển bền vững, giải quyết thêm nhiều lao động xã hội có việc làm, tăng thu nhập mà còn tạo ra nhiều ngành nghề mới, đồng thời là động lực hiệu ứng thúc đẩy các lĩnh vực hoạt động khác phát tiển theo, trong đó có lĩnh vực dịch vụ-du lịch và thương mại chịu tác động tích cực.



Bến Tre ngày nay không còn ngăn sông cách nước, hơn 35 năm xây dựng và trưởng thành, có biết bao thành tựu đáng trân trọng; tin rằng trong tương lai không xa quê hương Xứ Dừa mãi xanh tươi và ngọt lịm với tên dừa.

Huỳnh Hữu Phước (Trường Cao Đẳng Bến Tre)



NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP
PHÁT TRIỂN

KHÁNG KHUẨN VÀ CHỐNG VIRUS BẰNG DẦU DỪA TINH KHIẾT

Standard

Các cuộc khủng hoảng y tế có thể mang lại lợi nhuận. Ai mà có thể dự đoán rằng hội chứng viêm phổi cấp (SARS) vào năm ngoái lại là đòn bẩy cho ngành dầu dừa của Philippines, quốc gia xuất khẩu sản phẩm dừa lớn nhất thế giới?

Việc virus SARS lây nhiễm cho 12 người và làm hai bệnh nhân tử vong tại Philippines đã thu hút sự quan tâm của mọi người tới nghiên cứu HIV của TS Conrado Dayrit, viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học hàng đầu tại đảo quốc này. Năm 1999, ông phát hiện dạng dầu dừa thuần khiết có thể phá vỡ màng bảo vệ của các loại virus, làm cho chúng dễ bị hệ miễn dịch của cơ thể tiêu diệt.
Giữa lúc SARS hoành hành vào đầu năm 2003, con trai của ông - bộ trưởng Bộ Y tế Manuel Dayrit gợi ý rằng dầu dừa tinh khiết có thể chống dạng virus này. Sáng hôm sau, nhu cầu dầu dừa tăng vọt và số nhà sản xuất tăng tới con số 28. Jun Mamangun, giám đốc Hiệp hội các nhà sản xuất và buôn bán dầu dừa tinh khiết cho biết: ''Chúng tôi không mong đợi nhu cầu sẽ lớn tới vậy. Chúng tôi quá ngạc nhiên''.
Dayrit khuyến cáo do nguồn tài chính hạn hẹp nên thử nghiệm lâm sàng của ông chỉ được tiến hành trên 15 bệnh nhân AIDS trong vòng sáu tháng. Lượng virus trong cơ thể họ giảm và hệ miễn dịch được cải thiện trong thời gian sử dụng dầu dừa tinh khiết. Tuy nhiên, cho tới khi nghiên cứu lâm sàng được tiến hành trên quy mô lớn với thời gian lâu hơn, nghiên cứu của TS Dayrit vẫn chỉ được coi là sơ bộ.
Kết quả nghiên cứu của ông bổ sung cho nhiều nghiên cứu ở Mỹ và Iceland. Các nghiên cứu đó chỉ ra rằng dầu dừa không chỉ có đặc tính chống virus mà còn kháng khuẩn và nấm. Ngoài ra, nó còn tăng cường hệ tiêu hóa, hoạt động miễn dịch và trao đổi chất. Điều đáng ngạc nhiên hơn là dầu dừa có thể góp phần phòng ngừa bệnh tim.
ầu dừa tinh khiết được chiết xuất từ phần cùi tươi, màu trắng của dừa già. Nó chứa axít béo lauric ở mức cao. Axít lauric biến thành hợp chất monolaurrin với tác dụng chống các loại virus có lớp vỏ lipid chẳng hạn như SARS và HIV. Monolaurin cũng phá hủy các loại vi khuẩn và nấm gây hại nhất định. Trên thực tế, axít lauric đã được chiết xuất từ dừa trong nhiều năm qua để làm thực phẩm cho trẻ sinh thiếu tháng, điều trị cho người có vấn đề về miễn dịch và sử dụng trong đồ uống tăng lực.
Đây là sự thay đổi vận mệnh đối với một loại dầu từng bị lên án là chất béo tồi, làm tăng cholesterol và gây nghẽn động mạch. Nó phải chịu cảnh "ấm ức" so với các loại dầu thực vật khác như bắp và đậu nành. Nhà dinh dưỡng Bruce Fife, người ủng hộ dầu dừa tinh khiết tại Mỹ, nói: ''Do dầu dừa được coi là một loại dầu no nên mọi người mù quáng coi nó là không tốt cho sức khỏe. Nó được cho là cùng một giuộc với chất béo trong thịt bò và mỡ lợn''. Tuy nhiên, axít lauric là một loại axít béo được cơ thể chuyển hóa nhanh, biến chất béo thành năng lượng chứ không phải dự trữ chúng như mỡ. Dầu dừa không làm tăng cholesterol và giữ cho tim khỏe mạnh.
Tất cả những điều trên rất... lọt tai người trồng dừa và sản xuất dầu tại Philippines. Phần lớn sản lượng dừa được chế biến thành cùi dừa khô, tạo ra một loại dầu thô để sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng thấp như xà phòng và bột giặt. Giá cùi dừa khô là 600 USD/tấn trong khi giá dầu dừa tinh khiết là 8.000 USD/tấn. Chẳng thế mà Danilo Coronacion, giám đốc Cục Dừa Philippines ước tính tổng sản lượng dầu dừa tinh khiết sẽ tăng gấp đôi, lên 50 tấn mỗi tháng trong vòng một năm nữa.
Sản xuất dầu dừa tinh khiết không cần công nghệ cao. Nhà sản xuất xát cùi dừa, ép lấy nước rồi để cho dầu tự tách ra và nổi lên. Sau đó, dầu được đóng chai. Dầu tinh khiết trong, có vị hơi ngọt và có mùi kem chống nắng. Vấn đề là phải đảm bảo chất lượng.
Trích từ Orient life




NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP
PHÁT TRIỂN