Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

Thống kê tình hình xuất khẩu và giá xuất khẩu hàng tháng sản phẩm dầu dừa (APCC)

Standard


Dầu dừa được ép từ cơm dừa, với tỷ lệ ly trích khoảng 620-625 kg dầu/tấn cơm dừa. Hàng năm, thế giới sản xuất từ 3,2 đến 3,6 triệu tấn dầu dừa. Dầu dừa thuộc nhóm dầu acid béo cao no, chứa khoảng 50% lauric acid. Dầu dừa vốn là loại dầu thực vật truyền thống được tiêu thụ làm thực phẩm trong nhiều năm trước đây, và là nguồn dầu ăn chủ yếu của các quốc gia trồng dừa.

Từ thập niên 80, vì bị quy kết làm tăng cholesterol, gây hại cho sức khỏe nên thị trường dầu dừa giảm sút mạnh và bị các loại dầu cọ, dầu đậu nành cạnh tranh mạnh. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, giới y khoa chỉ ra rằng lauric acid làm tăng cholesterol tốt và có lợi cho sức khỏe. Vì vậy, tiêu thụ dầu dừa trên thế giới phục hồi và có xu hướng tăng lại. Dầu dừa được dùng theo hai hướng chính là dùng làm dầu ăn, và dùng làm chất nền cho mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc sức khỏe.
Các quốc gia sản xuất và tiêu thụ dầu dừa lớn nhất chính là các nước Đông Nam Á và Nam Á, nơi mà dầu dừa là loại dầu thực vật rẻ tiền và đáp ứng phần lớn nhu cầu tiêu thụ dầu ăn của người nghèo. Có từ 85-95% dầu dừa sản xuất ra được tiêu thụ tại thị trường nội địa. Do đó, lượng dầu dừa xuất khẩu chỉ dao động trong khoảng 1,7 đến 2 triệu tấn/năm. 
Thống kê tình hình xuất khẩu và giá xuất khẩu hàng tháng sản phẩm dầu dừa (APCC)Theo FAOSTAT (2008), tổng khối lượng dầu dừa xuất khẩu của 20 nước đứng đầu thế giới là 1,99 triệu tấn, trong đó 5 quốc gia xuất khẩu dầu dừa nhiều nhất thế giới là Philippines (840,4 ngàn tấn), Indonesia (649,4 ngàn tấn), Hà Lan (196,6 ngàn tấn), Malaysia (129,55 ngàn tấn) và Papua New Guinea (58,5 ngàn tấn). 
Năm quốc gia nhập khẩu lớn nhất năm 2008 với quy mô lớn hơn 100 ngàn tấn là Hoa Kỳ (499,14 ngàn tấn), Hà Lan (308,47 ngàn tấn), Đức (215,4 ngàn tấn), Malaysia (147,45 ngàn  tấn), Trung Quốc (146,53 ngàn tấn) và Liên bang Nga (116,16 ngàn tấn). Các quốc gia nhập khẩu dầu dừa còn lại hầu hết là các nước ôn đới không trồng được dừa. Như vậy, có lẽ ngoại trừ Hà Lan vừa nhập dầu dừa để tiêu dùng và chế biến, tinh luyện và xuất khẩu lại, các nước nhập khẩu dầu dừa khác đều dùng cho công nghiệp hoặc thực phẩm.  
Theo APCC (2011), nhu cầu về dầu dừa trên thị trường thế giới năm 2011 tiếp tục tăng so với năm 2010 và 2009. Thị trường Châu Âu vẫn là  thị trường nhập khẩu chủ yếu dầu dừa trên thế giới, với 43,9% thị phần. Thị trường lớn thứ hai thế giới là Hoa Kỳ, chiếm 23,5% thị phần. Đứng thứ ba là Trung Quốc với 12,5% thị phần.Malaysia chiếm 6,7% và các quốc gia nhập khẩu còn lại chiếm 13,4%. Tổng lượng giao dịch ước đoán năm 2011 là 1,99 triệu tấn.  
Theo thống kê của APCC giá dầu dừa biến động khá lớn trong giai đoạn 2008-2011. Giá trong hai năm 2008 và 2010 biến động khá nhiều dù theo hai xu hướng ngược nhau, đều trên 20% so với giá trung bình năm.
Nguồn: The Cocommunity - Monthly Newsletter of the Asia and Pacific Coconut Community. Vol XLIII No. 5- 1. May 2013

Liên hệ với chúng tôi:
Tel: +84-903-880-905 Email: info@dauduatinhluyen.com Web: www.dauduatinhluyen.com


NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP
PHÁT TRIỂN

0 nhận xét: