Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2013

Để ngành dừa-sản phẩm từ dừa ngọt hơn,

Standard
Xứ dừa là tên được đặt cho quê hương ba dãy cù lao Bến Tre giàu tiềm năng, đầy hứa hẹn và triều mến trong ký ức của mọi người như vị ngọt của dừa; không phải ngẫu nhiên, vì địa danh này có đến hơn 45.000ha chiếm 2/3 diện tích, sản lượng dừa cả nước và đứng hàng đầu về chất lượng.

Với thời gian có mặt, gắn bó keo sơn với đất nước và con người hơn 300 năm, cũng ngần ấy thời gian cây dừa đã góp phần nuôi sống bao thế hệ và có không ít người thành đạt trên nhiều lĩnh vực.

Trải qua mấy cuộc trường chinh chống ngoại xâm, cây dừa vẫn một lòng thủy chung, dõng dạc hiên ngang bao phen vào sinh ra tử, cùng với những con người lòng son dạ sắt lập chiến công giành đất giữ quê hương; thế nên có lời ca ngợi dừa che bộ đội, dừa vây quân thù, cùng với thời gian tồn tại đó cây dừa đã khắc họa sâu hơn nhũng hình ảnh sinh động hào hùng Quê hương Đồng Khởi.

Âu cũng là quy luật hết cơn bỉ cực tới hồi thới lai, đã qua rồi thời đạn bom hủy diệt, đất nước thanh bình niềm vui chung lẫn cả vui riêng; cây dừa lại bám sâu hơn trong lòng đất như lẽ tự nhiên, nguyện cho đời nhiều quả ngọt-to hơn để cùng hàn gắn vết thương chiến tranh, san sẻ những đau thương mất mát, tưởng chừng như không thể vượt qua.

Đất nước bắt tay xây dựng chủ nghĩa xã hội, bao lo toan bề bộn chất chồng;…Vào năm 1979 Bến tre cũng sớm hình thành Công ty chuyên doanh dừa có hệ thống từ tỉnh đến huyện-xã, hoạt động với khí thế của những ngày chiến thắng, ngoài những sản phẩm truyền thống như sơ chế cơm dừa-ép dầu, bánh, kẹo, xà phòng;… thì xuất hiện vài sản phẩm mới như chỉ xơ dừa, than thiêu kết. Tuy sản phẩm mới, thành công nhất định cùng với sản phẩm truyền thống đã giải quyết được một lực lượng lao động có việc làm và tăng thu nhập, nhưng chẳng bấy lâu thì hệ thống ngành dừa thu hẹp, đi vào bế tắc và trả lại khung cảnh hoạt động kinh doanh như thời trước 1979; sản xuất tự phát, phân tán tranh mua tranh bán khi cung nhỏ hơn cầu, lạnh nhạt đến vô tình khi vào mùa hoặc thị trường biến động, giá cả không ổn định làm cho các nhà sản xuất thiếu mặn mà, chặt dừa trồng cây khác cứ thế trở nên phổ biến… những năm gần đây khi một số quốc gia thâm nhập vào thị trường Bến Tre thì hình ảnh đó trở nên quen thuộc, có người cho rằng “Điệp khúc ngành dừa kêu cứu”.

Kinh tế thời hội nhập, nhiều cơ hội lắm thách thức, không tạo ra lợi thế hoặc sử dụng không hiệu quả tiềm năng thì không có hoặc không đủ sức mạnh để cạnh tranh; vì lẽ đó bài viết này mang chủ đề: Chiến lược phát triển sản phẩm từ dừa trên địa bàn tỉnh Bến Tre, góp phần tháo gỡ những vướng mắc mà ngành dừa nói chung, sản phẩm từ dừa nói riêng gặp phải, nhằm tạo thêm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.

Bến Tre là một trong 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên 2.322 km2, với 181.551 ha đất sản xuất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm 85.817 ha trong đó có 45.000 ha trồng dừa (chiếm 51,23% diện tích cây lâu năm; 24,795% đất nông nghiệp và chiếm 19,07% diện tích tự nhiên) dừa là cây có diện tích lớn nhất và ổn định nhất so với các cây khác trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Sông ngòi Bến Tre dày đặc chằng chịt, có 4 cửa sông lớn ra biển (Sông Tiền, sông Ba Lai, Sông Hàm Luông và Sông Cổ Chiên), rất thuận lợi cho giao thông thủy là điều kiện giao thương dễ dàng với quốc gia và quốc tế, mặt khác còn là 4 nguồn phù sa trọng yếu giàu dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng.

Bến tre có số dân tính đến tháng 4 năm 2009 có 1.354.589 người, mật độ dân số 583,37 người /km2 (làm tròn 583), mật độ dân số khá cao (cả nước 260). Tốc độ tăng dân số bình quân 0,7- 0,9%/năm. Nguồn lực lao động, Bến Tre có 873.689 lao động trong độ tuổi (873.689 /1.354.589 chiếm 64,5%), nhưng chất lượng lao động rất thấp cụ thể tỷ lệ lao động qua đào tạo huấn luyện đạt 26,88% so trên tổng số dân.

Bến tre có cơ cấu nhiều ngành nghề-lĩnh vực phục vụ nhu cầu của nhân dân; thiết chế xã hội cũng được quy củ và đảm bảo trật tự của một xã hội văn minh.

Ngành dừa và sản phẩm từ dừa của Bến Tre được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh; bởi lẽ đất trời nơi đây được thiên nhiên ưu đãi, cây dừa là cây có vòng đời hơn 60 năm, hiện diện trên xứ sở nầy hơn 300 năm nên rất thích nghi, đồng thời là cây có chuỗi giá trị dài hơn hẵn các loại cây trồng khác.

Cây dừa được trồng khắp trong tỉnh Bến Tre, tập trung vùng nước ngọt và lợ.

Diện tích, năng suất và sản lượng dừa


NĂM 

DIỆN TÍCH (ha) 

NS trái/ha/năm 

Sản lượng (trái)


1999 

32.364 

6.436 

208.294.704


2000 

37.758 

7.016 

264.910.120


2001 

35.540 

6.252 

222.196.080


2002 

35.262 

6.032 

212.700.384


2003 

35.018 

6.784 

237.562.112


2004 

35.855 

7.350 

263.754.750


2005 

36.827 

7.508 

276.497.116


2006 

34.104 

7.961 

271.501.944


2007 

34.906 

8.520 

287.974.500


2008 

47.569 

7.425 

353.199.825


Nguồn tin: Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre năm 2004, năm 2007 và cung cấp của Phòng Tổng Hợp Cục Thống Kê Bến Tre.

Tính toán tốc độ phát triển bình quân của diện tích, năng suất và sản lượng:

Diện tích: 103,93%

Năng suất: 101,44%

Sản lượng: 105,42%



Từ số liệu và 3 kết quả đáng khích lệ là cả 3 chỉ tiêu đều tăng, mặc dù có một vài năm giảm, trong đó năng suất bình quân có tốc độ tăng chậm nhất (+ 1,14%), điều đó phản ảnh sự thiếu quan tâm đầu tư chiều sâu có thể là do giá giá cả không ổn định, hoặc là do giống bị thoái hóa; nếu thật vậy thì đáng báo động đến các nhà hoạch định chính sách và các nhà khoa học nông nghiệp. Bến Tre dự kiến vào năm 2015 đưa vào thu hoạch 5.000 ha dừa trồng từ chương trình năm 2006, đến lúc đó Bến Tre có tới 52.569 ha dừa thu hoạch; với năng suất 7.425 trái/ thì sản lượng đạt 390.324.825 trái, tăng 10,5% so năm 2008 và là nguồn nguyên liệu dồi dào.

Sản phẩm từ dừa rất phong phú về chủng loại, đa dạng về giá trị sử dụng, thỏa mãn rất nhiều nhu cầu từ giải khát, thực phẩm, chế biến công nghiệp, thủ công mỹ nghệ đến vật liệu xây dựng, dược phẩm;… và được sản xuất ở tất cả bộ phận: thân, lá, trái, vỏ, nước của dừa. Tình hình sản xuất chế biến sản phẩm từ dừa trong những năm qua được ghi nhận:

Nhà máy, cơ sở sản xuất sản phẩm từ dừa


Sản phẩm 

Tổng số nhà máy, cơ sở sx 

Nhà nước 

Ngoài nhà nước 

Công suất lắp đặt

(tấn/năm) 

Công suất thực tế

(tấn/năm) 

Tỷ lệ công suất

(%) 

Ghi chú


1. Cơm dừa nạo sấy 

16 


11 

400.000 

210.160,0 

52,54 

1 nhà máy 100% vốn nước ngoài


2.Dầu dừa thô 

23 


22 

18.000 

8.418,6 

46,77 

13 cơ sở sản xuất cá thể


3. Kẹo dừa 

151 


151 

30.000 

16.683,0 

55,61 

9 DNTN


4. Thạch dừa 

40 


40 

7.000 

1711,5 

24,45 

1 HTX


5. Chỉ xơ dừa 

265 


261 

65.000 

54.938,0 

84,52 

3 công ty


6. Thảm xơ dừa 

37 


37 

200.000 



1 công ty,

1HTX


7. vỏ dừa cắt lát 




2.000 



Liên doanh với Bỉ


8. Than thiêu kết, hoạt tính 

114 


112 

25.000 

18.000,0 

72,00 

-


9. Hàng thủ công mỹ nghệ 

107 


107 




Doanh thu hàng năm 20 tỷ đồng


10. Mụn dừa 




4.000 

1.394 

34,85 

-


Nguồn tin: Sở Công thương Bến tre (Hội thảo 18-19/5/2006)

Theo số liệu và tính toán trong cột tỷ lệ công suất (%) thì chưa có loại sản phẩm nào đạt tới 85%, có chỉ xơ dừa đạt 84,52% là cao nhất, thấp nhất là thạch dừa chỉ đạt 24,45%; điều này thể hiện tính hiệu quả còn thấp cũng có thể lãng phí, mà công suất đạt thấp dẫn đến giá thành tăng là một trong những lợi thế cạnh tranh bị suy giảm. Tuy nhiên từ bảng này cho thấy có đến 10 chủng loại sản phẩm từ dừa và có nhiều sản phẩm có khả năng xuất khẩu.

Xuất khẩu là sử dụng lợi thế của quốc gia, nhằm sử dụng nguồn lực có hiệu quả hơn, tình hình xuất khẩu các năm qua:

Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu


Mặt hàng 

Đvt 

Năm


2001 

2002 

2003 

2004 

2005 

2006 

2007


Dừa khô 

Triệu trái 

59 

56 

63 

78 

72 

76 

81


Chỉ xơ dừa 

Tấn 

39.377 

48.730 

63.774 

47.88 

65.50 

78145 

56730


Than thêu kết 

Tấn 

9.149 

15.595 

6.556 

4.593 

13.75 

6976 

10986


Thủ công mỹ nghệ 

1000

USD 



13 

71 

228 

465 

499


Cơm dừa nạo sấy 

Tấn 





13402 

6098 

12959


Nguồn tin: Sở công thương Bến Tre

Hàng năm kim ngạch xuất khẩu từ dừa mang lại gần 60 triệu mỹ kim chiếm 40% giá trị xuất khẩu, (Ông Tần Duy Phương, Phó giám đốc Sở Văn hóa & Du lịch Bến Tre, 10/12/2009).



Ngành dừa giải quyết hơn 300 ngàn lao động tham gia có việc làm tăng thu nhập, giảm gánh năng lao động dôi dư đồng biến với tốc độ công nghiệp hóa, góp phần xóa đói giảm nghèo đáng kể, tăng trưởng kinh tế của địa phương.



Tuy vậy sản phẩm từ dừa còn nhiều hạn chế như:

. Công nghệ sản xuất chưa thật sự tiên tiến.

. Đội ngũ lao động sử dụng kinh nghiệm là chủ yếu.

. Tổ chức sản xuất phân tán, tăng chí phí đầu vào, giảm lợi thế cạnh tranh.

. Đầu tư hạ tầng kỹ thuật tốn kém, hiệu quả kinh tế-xã hội thấp.

. Hệ thống thông tin chưa đủ mạnh, các kênh phân phối còn nhiều bất cập.

. Ô nhiễm môi trường …



Việt Nam là thành viên thứ 150 của WTO cùng với xu hướng toàn cầu hóa, đã mở ra nhiều cơ hội để ngành dừa-sản phẩm từ dừa nắm lấy, cùng với lợi thế tiềm năng từ tự nhiên ban tặng, kết hợp kinh nghiệm và truyền thống sản xuất dừa của người dân Bến Tre một lần nữa làm “ Đồng Khởi ” cho ngành dừa và sản phẩm từ dừa.



Sự phát triển vượt bậc của nhân loại về khoa học kỹ thuật, tiến trình hội nhập sâu-rộng mang tính quốc tế hóa, cùng với tiềm năng của đất-nước và con người cần cù lao động, giàu lòng nhân ái, có truyền thống không khuất phục trước nhũng khó khăn, sẵn sàng lao vào trận mới “xóa đói giảm nghèo”.

- Để ngành dừa-sản phẩm từ dừa phát triển bền vững xứng đáng với ngành mũi nhọn, cần có những chọn lựa quyết sách vừa mang tính khoa học và thực tiễn sát với tình hình của địa phương, phải giải quyết các vấn đề chủ yếu sau:

Xây dựng chiến lược sản phẩm từ dừa 2010-2020


TÊN CHIẾN LƯỢC 

NÔI DUNG CHỦ YẾU


1. Chiến lược phát triển mở rộng thị trường 

Giữ ổn định khách hàng cũ là Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan; thị trường mới Hàn Quốc và Nhật Bản; thị trường tiềm năng là EU, bằng các thông tin trên mạng, thu thập tìm hiểu thị trường mới tham gia chương trình hội chợ giới thiệu sản phẩm


2. Chiến lược về sản phẩm: gia tăng số lượng chất lượng đối với sản phẩm hiện hữu và hoàn thiện sản phẩm mới 

Đổi mới công nghệ, thiết kế lại sản phẩm, hợp lý hóa quá trình sản xuất; rút ngắn thời gian hoàn thiện sản phẩm mới để sớm đưa ra thị trường


3. Chiến lược hội nhập dọc về phía trước 

Quảng bá sản phẩm; đẩy mạnh chương trình xúc tiến thương mại rộng rải


4. Chiến lược hàng ngang 

- Tập trung nghiên cứu đưa ra những sản phẩm mới

- Tái cấu trúc và tổ chức hệ thống sản xuất, các kênh phân phối


5. Chiến lược hội nhập dọc về phía sau 

- Có chính sách thu mua nguyên liệu hợp lý, cũng như phương thức thu mua và thanh toán.

- Hỗ trợ ưu đãi về giống, kỹ thuật, vốn cho nông dân, những nhà cung cấp


Xây dựng và lựa chọn chiến lược là quá trình tìm kiếm lựa chọn xác định mục tiêu và đề ra con đường để đạt mục têu đó; thế nhưng đó mới chỉ là khả năng vì vậy biến khả năng thành hiện thực phải cần đến các giải pháp đồng bộ, thích ứng và năng động.



+Hoạch định-tái cấu trúc lại ngành sản xuất, chế biến sản phẩm từ dừa theo cụm hoặc khu công nghiệp với hướng tập trung, giảm chi phí đầu vào, tăng lợi thế cạnh tranh, tạo điều kiện thuận lợi áp dụng kỹ thuật tiên tiến nâng cao hiệu quả.



+Đào tạo và thu hút nguồn nhân lực có tay nghề cao cho ngành dừa, không chỉ phục vụ cho hiện tại mà còn nghiên cứu phát triển sản phẩm mới trong tương lai.



+Hình thành các hệ thống tiếp thị, kênh phân phối còn thiếu và yếu.

+Có chính sách đột phá ưu đải cho ngành dừa và các công cụ giữ nguồn nguyên liệu.



Như vậy không những ngành dừa phát triển bền vững, giải quyết thêm nhiều lao động xã hội có việc làm, tăng thu nhập mà còn tạo ra nhiều ngành nghề mới, đồng thời là động lực hiệu ứng thúc đẩy các lĩnh vực hoạt động khác phát tiển theo, trong đó có lĩnh vực dịch vụ-du lịch và thương mại chịu tác động tích cực.



Bến Tre ngày nay không còn ngăn sông cách nước, hơn 35 năm xây dựng và trưởng thành, có biết bao thành tựu đáng trân trọng; tin rằng trong tương lai không xa quê hương Xứ Dừa mãi xanh tươi và ngọt lịm với tên dừa.

Huỳnh Hữu Phước (Trường Cao Đẳng Bến Tre)



NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP
PHÁT TRIỂN

0 nhận xét: