Thứ Tư, 22 tháng 5, 2013

Trào lưu kinh doanh dầu dừa handmade

Standard

Tự chiết xuất tinh dầu dừa để bán giúp nhiều người có thu nhập cả chục triệu đồng mỗi tháng. Bên cạnh việc bán ở trong nước, nhiều lô dầu dừa đã được xuất ngoại theo du khách nước ngoài.

Tinh dầu dừa có nhiều công dụng tốt cho da, tóc… nên được nhiều chị em từ lâu rất ưa chuộng. Tuy nhiên, gần đây, trào lưu bán dầu dừa handmade (làm thủ công) mới bắt đầu nở rộ.

Theo khảo sát của VnExpress.net, dầu dừa tự làm thủ công, sau đó đóng chai có mức giá dao đông từ 80.000 – 120.000 đồng một chai100ml, 130.000 – 170.000 đồng chai 150ml, 180.000 – 220.000 đồng chai 200ml… Những người kinh doanh mặt hàng này chủ yếu là các bạn sinh viên hoặc bà nội trợ. 

Chị Thảo (Phú Đô - Mễ Trì) làm dầu dừa để bán từ nhiều năm nay. Ban đầu chị làm chỉ để những người trong nhà dùng. Sau đó có nhiều người đặt hàng làm hộ để dùng hoặc tặng nên chị Thảo đã làm thường xuyên để bán. Đến nay, chị có nhiều khách quen cả lấy buôn và mua lẻ nên làm ra bao nhiêu đều bán hết bấy nhiêu. 


Nhiều sinh viên, bà nội trợ tinh chế dầu dừa để bán kiếm thu nhập vài triệu đồng mỗi tháng.


Chị chia sẻ, việc làm loại tinh dầu này khá kỳ công nhưng thường giá bán gấp đôi chi phí phải bỏ ra. Bên cạnh các khách hàng mua lẻ, chị cung cấp mặt hàng này cho một số spa, thẩm mĩ viện nên đơn hàng khá đều đặn. Mỗi tháng, cả bán buôn và lẻ, chị thu tầm 10 triệu tiền hàng, trong đó lãi khoảng 5-6 triệu. Vào mùa đông, có nhiều tháng chị thu lãi 7-8 triệu đồng. 

“Tinh dầu dừa có nhiều công dụng, giá lại bình dân nên các chị em đều rất thích”, chị Thảo cho hay.

Chị Thùy, Gia Lâm một người chuyên kinh doanh mặt hàng này qua mạng cũng cho biết, trung bình mỗi tháng bán 7-8 triệu tiền hàng và lãi khoảng 60-70% doanh số tùy giá nguyên liệu. Bên cạnh bán lẻ, nhiều khách mua buồn ở các tỉnh cũng đặt hàng của chị để về bán.

Ngoài ra, không ít lô dầu dừa của chị Thùy còn được xuất ngoại. Thông qua một số người bạn làm hướng dẫn viên du lịch, chị nhờ họ quảng cáo về công dụng của mặt hàng này. Do đó, rất nhiều đoàn du khách đã mua hàng trăm chai dầu dừa để mang về nước làm quà tặng.

Sau khi được người nhà truyền nghề, Linh, sinh viên năm thứ 3 một trường đại học tại Hà Nội đã cho ra đời những sản phẩm đầu tay. Ban đầu, cô bán cho các bạn bè. Giờ đây, khách ngày một đông, nên hiện mỗi tháng Linh bán khoảng 2-3 triệu tiền hàng.

Bên cạnh việc bán qua mạng, không ít người tự làm rồi mở luôn cửa hàng bán sản phẩm. Các chủ shop còn in cả cẩm nang hướng dẫn sử dụng của tinh dầu dừa cho khách hàng. Do số người kinh doanh mặt hàng này ngày một nhiều nên các chủ shop còn tung rất nhiều chương trình khuyến mãi như mua 3 tặng 1, miễn phí giao hàng khi lấy số lượng nhiều..

Ngoài ra, các chủ shop còn không ngừng cải tiến sản phẩm để phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng. Chị Thảo cho biết đang làm dầu dừa thành dạng sáp để bôi và bình xịt để dễ sử dụng.

"Bây giờ các shop bán tinh dầu dừa ngày một nhiều, giá cả thậm chí còn mềm hơn của mình nên để giữ chân khách cũng không phải dễ", chủ shop này cho hay.

Trên các trang mạng xã hội, diễn đàn, rao vặt có rất nhiều các shop online bán sản phẩm này dưới dạng handmade. Tuy nhiên, chị Thùy chia sẻ, đây cũng là mặt hàng dễ bị người làm pha tạp để tăng thể tích, đặc biệt là vào thời điểm trái mùa, giá dừa đắt. 

“Nếu dùng phải loại rởm, có thể gây hại cho sức khỏe của người sử dụng. Vì thế, khách hàng nên tìm đến những cửa hàng lớn hoặc của người quen để mua”, chị Thùy nói.
Nguyễn Thúy – Ngọc Minh



Liên hệ với chúng tôi:
Tel: +84-903-880-905 Email: info@dauduatinhluyen.com Web: www.dauduatinhluyen.com



NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP
PHÁT TRIỂN

Thứ Tư, 15 tháng 5, 2013

Chính phủ quên ngành dừa

Standard
Ngành dừa, một ngành đóng góp vai trò không nhỏ trong nền kinh tế nước ta nhưng trên thực tế còn ít nhắc đến. Trong bối cảnh khó khăn và tác động của cơ chế thị trường, ngành dừa sẽ sống ra sao nếu Chính phủ không “trực tiếp” vào cuộc. Thế giới Ảnh đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Kim Thanh - Chủ tịch Hiệp hội Dừa Việt Nam xoay quanh vấn đề này.
Chính phủ quên ngành dừa

               Bà Nguyễn Thị Kim Thanh - Chủ tịch Hiệp hội Dừa Việt Nam
Ngành dừa đóng một vai trò không nhỏ trong sự phát triển của kinh tế dừa nước ta. Vậy từ khi Hiệp hội Dừa VN ra đời, thì chiến lược xây dựng thương hiệu cho cây dừa Việt Nam đã được triển khai như thế nào?
Chiến lược xây dựng thương hiệu cho cây dừa Việt Nam của Hiệp hội Dừa Việt Nam (HHDVN) là một câu chuyện dài và hết sức tế nhị, khi ngoài những người dân trồng dừa, các doanh nghiệp sản xuất chế biến (DN SXCB) những sản phẩm từ dừa và các nhà khoa học nghiên cứu về dừa thì cây dừa chưa phải là đối tượng đáng quan tâm của Nhà nước và các bộ ban ngành. Các tỉnh trồng nhiều dừa cũng đang lúng túng với chiến lược phát triển của ngành dừa, bởi sự tự phát quá nhanh cùng những đột phá của nó trước nhu cầu của thị trường.
Ngoài những sản phẩm truyền thống như bánh kẹo thì những sản phẩm khác như: cơm dừa nạo sấy, dầu dừa tinh khiết, chỉ xơ dừa, than gáo dừa, mụn dừa và những mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ dừa là những sản phẩm mới phát triển sau này và ngày càng khẳng định vị trí của mình với thị trường quốc tế và đó cũng chính là cơ sở để ngành công nghiệp chế biến dừa Việt Nam phát triển. Chính sự tự phát triển này lại nằm trong cơ chế thị trường và hầu hết là của các thành phần kinh tế tư nhân nên hầu như ngành dừa chưa được Nhà nước và các bộ ban ngành biết đến.
Vì thế, để xây dựng được thương hiệu cho cây dừa Việt Nam, các doanh nghiệp chế biến dừa phải tự khẳng định mình bằng chính chất lượng hàng hóa từ sự xoay sở của mình mà không có được bất kỳ sự hỗ trợ nào của Nhà nước nên gặp rất nhiều khó khăn. HHDVN được thành lập nhằm tháo gỡ những khó khăn này với sự liên kết từ ba nhà: nhà vườn, nhà sản xuất và nhà khoa học để có tiếng nói trình lên Chính phủ, để có thêm sự quan tâm liên kết và hỗ trợ của nhà thứ tư là Nhà nước.
Đồng thời để các bộ ban ngành biết đến cây dừa, chúng tôi phải tham gia một số các hoạt động tưởng chừng không liên quan gì đến dừa, để cây dừa được biết đến bắt đầu từ những cuộc hội thảo, những tham luận có liên quan đến dừa như: “Tìm lại nguồn gốc địa danh Ô Chợ Dừa” để biết được cây dừa có mặt ở nước ta từ bao giờ. Và thật thú vị khi ngược dòng lịch sử, chúng tôi còn có những cơ sở để minh chứng rằng địa danh Chợ Dừa chí ít cũng đã có từ trước khi thành Đại La được xây dựng và trong văn hóa ẩm thực của Việt Nam, tại sao dừa lại có mặt từ những món ăn dân giã như bánh đa, bánh đúc…
Mặt khác, trong chương trình “Đường vào nghề” dành riêng cho sinh viên khoa du lịch các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp tại TP.HCM, chúng tôi cũng đã giới thiệu cho các em biết được tầm quan trọng của cây dừa trong văn hóa dân gian Việt Nam và sự đồng hành của cây dừa trong chiến tranh vệ quốc của dân tộc, để các em có thêm kiến thức về loại cây đã trở thành hình ảnh tiêu biểu của Việt Nam bên cạnh cây tre. Đó chính là nền tảng cho du lịch dừa phát triển. Chúng tôi nghĩ phương pháp xây dựng một thương hiệu, ngoài việc tự khẳng định chất lượng hàng hóa của mình nếu biết kết hợp thông qua kênh du lịch sẽ hiệu quả nhất.
          
Thưa bà, lạm phát ở Việt Nam hiện nay ảnh hưởng trực tiếp ra sao đến ngành dừa trong nước? Chính phủ có đưa ra biện pháp nào để giữ bình ổn cho ngành hàng này không?
Cây dừa được xếp vào danh mục cây công nghiệp nhưng cũng như một số loại cây trồng thông thường khác, cây dừa được người dân tự trồng trên khuôn viên đất nhà chứ không được trồng thành những đồn điền, trang trại như các loại cây cao su, điều, cà phê, chè... Chính điều đó đã làm cho cây dừa mất đi thế mạnh và chưa khẳng định được tiềm lực kinh tế. Hiện nay nói đến cây dừa thì chưa có một chính sách cụ thể gì ngoài việc đưa dừa trái (dừa nguyên liệu) vào danh mục thuế xuất khẩu với thuế suất 3% có hiệu lực bắt đầu từ ngày 20/5/2011 theo TT 46 của Bộ Tài chính. Đây là một tín hiệu vui cho ngành công nghiệp chế biến dừa Việt Nam. Vui ở đây chúng tôi muốn nói đến, chính là cây dừa bắt đầu có được sự quan tâm của Chính phủ, trước tiên là lĩnh vực thuế nhằm lấy lại sự công bằng cho các DN chế biến dừa trong nước và đó cũng là biện pháp đầu tiên nhằm bình ổn được nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến dừa trong nước. Tuy nhiên, hiệu quả đem lại thì chưa bởi giá dừa nguyên liệu vẫn ổn định, lượng dừa xuất khẩu chưa thấy có dấu hiệu chững lại và các DN chế biến dừa trong nước vẫn tiếp tục “đói” nguyên liệu. Nhu cầu xuất khẩu vẫn còn rất cao mà năng suất dừa trong nước thì đang bị sụt giảm bởi nhiều yếu tố như sâu bệnh, thời tiết và hơn hết là cần phải có những giống dừa mới thay thế khi các vườn dừa đang bị lão hóa dần, nhất là khu vực miền Trung.
Nhiều doanh nghiệp ở các địa phương trồng dừa gần đây bật mí doanh thu thực tế đang suy giảm trầm trọng do dừa vào vụ nghịch (tháng 4-8), trái ít trong khi nhu cầu thị trường rất lớn. Trước lời kêu ca của ngành dừa trong nước, Hiệp hội sẽ có hướng hỗ trợ cụ thể nào để cứu doanh nghiệp?
Xét về giá thì dừa đang “lên ngôi” với mức giá kỷ lục chưa từng có từ trước đến nay (130-140.000đ/chục - 12 trái) tại nhà vườn. Do thất mùa và nhu cầu xuất khẩu dừa trái nguyên liệu đang tăng cao nên người trồng dừa rất phấn khởi, nhưng lại làm cho các DN SXCB dừa gặp khó khăn về nguyên liệu. Đó là sự cạnh tranh khốc liệt của cơ chế thị trường. HHDVN đang phối hợp cùng các DN và HH Dừa Bến Tre để có những kiến nghị trình Quốc hội về chính sách thuế phù hợp với ngành dừa và những chính sách ưu đãi tín dụng cho ngành sản xuất chế biến dừa như những ngành hàng khác.
Tình trạng xuất dừa thô ào ạt sang Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia… đã làm cho các doanh nghiệp chế biến tại chỗ điêu đứng vì thiếu nguyên liệu hoạt động, theo bà, việc Bộ Tài chính tăng thuế xuất khẩu liệu sẽ phanh lại tốc độ này chăng?
Như đã nói ở trên, do nhu cầu xuất khẩu dừa trái quá lớn, nên cây dừa đang là đối tượng mà người dân ĐBSCL hết sức quan tâm phát triển, nhất là trong điều kiện xâm mặn quá sâu như hiện nay. Ở một số tỉnh như Tiền Giang,Trà Vinh… người dân đã và đang chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ lúa sang dừa nhằm ổn định cuộc sống.
Hiệu lực thi hành của thông tư 46 mới có giá trị từ ngày 20/5/2011, với mức thuế xuất khẩu là 3% cho dừa trái, ban đầu cũng đã có một số ý kiến trái chiều của người nông dân trồng dừa rằng thông tư này sẽ mở ra cơ hội cho các DN và tư thương thu mua dừa ép giá, gây khó khăn cho nhà vườn nhưng trong thực tế thì không phải như vậy. Giá dừa nguyên liệu vẫn ổn định và đang có xu hướng tăng cao do không đủ để cung ứng cho thị trường xuất khẩu. Và các doanh nghiệp sản xuất chế biến những sản phẩm từ dừa vẫn tiếp tục “đói” nguyên liệu. Vì thế, diện tích trồng dừa của ĐBSCL đang được tăng cao và trẻ hóa vườn dừa cũng đang được thực hiện. Theo số liệu thống kê của tỉnh Bến Tre thì tuy diện tích trồng dừa và sản lượng dừa trong những năm gần đây có tăng, nhưng mức tăng trưởng thì năm sau vẫn thấp hơn năm trước, do đó việc “đói” nguyên liệu là điều tất yếu.
Theo bà cần tiêm “thuốc bổ” gì cho ngành dừa trong nước “khỏe mạnh” trở lại?
Với ngành kinh tế nào cũng vậy, liều thuốc bổ được tiêm đầu tiên là chính sách tài chính. Ngành dừa chưa có được bất kỳ chính sách tài chính ưu đãi nào từ Chính phủ, trong khi ở một số địa phương thì dừa là nguồn thu nhập chính của người dân. Vì vậy, chúng tôi không mong gì hơn là cây dừa được đưa vào bàn nghị sự với những chính sách cụ thể như: Ưu đãi đầu tư cho ngành công nghiệp chế biến dừa bằng chính sách tín dụng cụ thể; Tăng thuế xuất khẩu cho dừa trái từ 5 - 7% thay vì 3% như hiện nay, nhằm giảm bớt tình trạng đói nguyên liệu cho các doanh nghiệp sản xuất chế biến dừa trong nước, đồng thời có thêm ngân sách hỗ trợ cho ngành dừa phát triển; Miễn thuế đầu vào cho ngành sản xuất sử dụng những phụ phẩm từ dừa như: gáo dừa, xơ dừa, cọng lá dừa… Có chương trình nghiên cứu quốc gia về phát triển các giống dừa cho năng suất cao và phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt và phòng ngừa sâu bệnh hiệu quả cho cây dừa; Ưu tiên hỗ trợ những nghiên cứu nâng cao chuỗi giá trị gia tăng cho những sản phẩm từ dừa.Hội nghị cấp Bộ trưởng của APCC lần thứ 35 vào năm 1998 tại thành phố Hồ Chí Minh tuyên bố ngày 2/9 là ngày dừa hàng năm. Mục đích của việc tuyên bố này là để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của dừa và thu hút nhiều đầu tư hơn nhằm cải thiện đời sống cho các nhà trồng dừa. Ngày 2/9 là ngày dừa thế giới. Vì vậy, đề nghị Quốc hội thông qua ngày 2/9 hàng năm cũng là ngày Cây Dừa Việt Nam để người dân trồng dừa có được ngày hội cho mình, nhằm phát huy được nét đẹp văn hóa lâu đời của cây dừa, cũng là ngày quảng bá cho hình ảnh cây dừa Việt Nam với cộng đồng quốc tế và để mọi người hiểu hơn những giá trị văn hóa, lịch sử mà cây dừa đã đóng góp cho dân tộc. Và ngày này cũng là ngày hội tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam từ dừa, nhằm thúc đẩy giá trị gia tăng dưới bóng dừa thông qua Du lịch Dừa - mô hình du lịch văn hóa, lịch sử với những nhân chứng sống hiện còn không nhiều trong hai cuộc chiến.
Xin bà cho biết vai trò môi trường và vai trò kinh tế của cây dừa đối với đời sống cộng đồng? 
Cây dừa là loại cây, được Ngân hàng Châu Á và Hiệp hội Dừa châu Á - Thái Bình Dương gọi là cây xóa đói giảm nghèo để hỗ trợ các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Đây là một loại cây phát triển tốt ở những vùng phèn mặn mà các loại cây khác khó có thể phát triển nên vai trò của nó với môi trường rất lớn. Hơn nữa lại là loại cây đơn trục, với cấu tạo của lá theo dạng thùy lông chim nên cây dừa có tác dụng giảm được lốc xoáy, hạn chế sức tàn phá của gió bão. Ngoài ra, những sản phẩm phụ từ dừa như chỉ sơ dừa, mụn dừa đều là những sản phẩm bảo vệ môi trường trước thực trạng xói mòn, lũ quét và giữ ẩm, tăng màu cho đất.
Việt Nam là một trong những quốc gia có diện tích trồng dừa lớn nhất thế giới, nhưng người dân xứ dừa phần lớn chưa thoát nghèo vì thu nhập không cao, do đó trong thời gian vừa qua diện tích trồng dừa đã bị thu hẹp đáng kể.
 Trân trọng cảm ơn bà!
Với ngành kinh tế nào cũng vậy, liều thuốc bổ được tiêm đầu tiên là chính sách tài chính. Ngành dừa chưa có được bất kỳ chính sách tài chính ưu đãi nào cho mình từ Chính phủ, trong khi ở một số địa phương thì dừa là nguồn thu nhập chính của người dân. Vì vậy, chúng tôi không mong gì hơn là cây dừa được đưa vào bàn nghị sự với những chính sách cụ thể.
Minh Đan thực hiện thegioianh.vn


Liên hệ với chúng tôi:
Tel: +84-903-880-905 Email: info@dauduatinhluyen.com Web: www.dauduatinhluyen.com


NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP
PHÁT TRIỂN

Nguồn gốc của cây dừa Việt nam

Standard
Tứ mở đầu cho bài thơ “Dừa ơi”, nhà thơ Lê Anh Xuân đã trăn trở với câu hỏi “Dừa có tự bao giờ?”. Câu hỏi đó vẫn thường được nhắc đi nhắc lại trong tâm hồn trẻ thơ cũng như bao cụ già miền quê Nam bộ, nhưng vẫn chưa có được câu trả lời cụ thể.
Nguồn gốc của cây dừa Việt nam

…“Tôi lớn lên đã thấy dừa trước ngõ
Dừa ru tôi giấc ngủ trẻ thơ
Cứ mỗi chiều nghe dừa reo trước gió                 
Tôi hỏi nội tôi: dừa có tự bao giờ? ”...
Tứ mở đầu cho bài thơ “Dừa ơi”, nhà thơ Lê Anh Xuân đã trăn trở với câu hỏi “Dừa có tự bao giờ?”. Câu hỏi đó vẫn thường được nhắc đi nhắc lại trong tâm hồn trẻ thơ cũng như bao cụ già miền quê Nam bộ, nhưng vẫn chưa có được câu trả lời cụ thể.
Chỉ biết rằng thưở xưa, nơi vương quốc Champa cổ (gồm từ Quảng Binh đến Bình Thuận ngày nay) cách đây hơn 2000 năm đã có bộ tộc Dừa, hay còn gọi là Chăm Dừa. Truyền thuyết của người Chăm Dừa rằng: Có một cậu bé khôi ngô tuấn tú được sinh ra từ một mo dừa trong vườn thượng uyển. Nhà vua thấy vậy đã đem làm con nuôi. Khi lớn lên, với tài năng và đức độ, chàng trai được vua cho cưới công chúa và sau đó thì được tôn lên làm vua. Từ đó cây dừa được dùng làm biểu tượng cho thị tộc của mình và bộ tộc Dừa có tên gọi từ ngày ấy. Tên vị vua này, cho đến nay các nhà nghiên cứu Chăm học vẫn chưa tìm ra được.
Vào thế giữa thế kỷ thứ II, Bộ tộc Dừa phát triển hùng mạnh lập nên nhà nước Lâm Ấp, vua Lâm Ấp qua các triều đại đã nhiều lần đưa quân ra cướp phá nước ta. Qua bao biến đổi thăng trầm của lịch sử, vương quốc Champa ngày nay không còn nữa, người Chăm Dừa ngày nay cũng chỉ còn lại tục dùng dừa làm lễ vật trong những ngày lễ Tết dâng lên trời đất tổ tiên để tỏ lòng thành kính và cũng ít được nhắc lại qua chuyện kể lưu truyền về nguồn gốc của mình.
Lịch sử văn hóa Việt Nam nay còn lưu lời ông cha ta truyền lại để dạy cháu con biết sống làm người qua câu ngạn ngữ: “Lành làm gáo, vỡ làm muôi”.
Tục nhuộm răng đen người Việt xưa cũng có than gáo dừa.
Dòng tranh dân gian Đông Hồ của ta cũng đã có bức tranh hứng dừa.
 Những món ăn dân dã truyền thống của dân ta cũng đều có dừa như: bánh đa, bánh đúc, bánh ít, bánh gai, bánh phu thê (xu xê), bánh cốm. Bánh gai đã trở thành đặc sản của nhiều địa phương miền Bắc: như bánh gai lá dừa của Yên Sở, bánh gai Ninh Giang, Bánh gai Lam Kinh, Bánh gai Tứ Trụ, ... Riêng bánh xu xê, bánh cốm cũng là những lễ vật tiến vua và nay được dùng làm lễ vật trong dịp cưới hỏi mà không thể thiếu của người Kinh Bắc.
Địa danh mang tên Dừa cũng đã tồn tại hơn ngàn năm nay tại kinh thành Thăng Long. Và cho đến nay, một trong hai địa danh tồn tại đầy đủ với tên gọi hành chính của hoàng thành Thăng Long còn xót lại của thủ đô Hà Nội từ tên Nôm, đó là phường Cầu Dền và phường Ô Chợ Dừa. Rất tiếc, Ô Chợ Dừa ngày nay không còn bóng dáng của cây dừa nào, để người ta có thể hình dung được vì sao lại có cái tên gắn với cây dừa. Rồi có lúc cháu con chúng sẽ ta đặt ra câu hỏi: Tại sao lại có địa danh Ô Chợ Dừa giữa lòng Hà Nội?
Từ suy nghĩ này, Ban Văn hóa – Du lịch của Hiệp hội Dừa Việt Nam đã lần giở, tìm lại cội nguồn lịch sử của địa danh này và đã có bài tham luận trong hội thảo Ngàn Năm Thăng Long được Viện Văn hóa Nghệ thuât Việt Nam phối hợp cùng Trường Đại học KH Xã hội Nhân văn tổ chức tai tp HCM ngày 23 tháng 9 năm 2010. Đây cũng chính là tiền đề cho hoạt động văn hóa của Hiệp hội Dừa Việt Nam.
Trong chúng ta, hẳn ít ai được biết, cách trung tâm thủ đô Hà Nội chỉ khoảng 20km về phía Tây, có một ngôi làng cổ, quê hương của vị võ tướng Phạm Tu - Lý Phuc Man với tên gọi “làngYên Sở”. Nơi đây cũng đã 1 thời dân gian gọi là làng Dừa vì được trồng rất nhiều dừa. Cũng tại nơi đây vào những năm 60, 70 của thâp kỷ trước, hãng phim truyện Việt Nam đã quay những bộ phim kể về những câu chuyện chiến đâu ở miền Nam như: Nổi gió, Chị Tư Hậu, Chị Út Tịch, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, với cảnh vườn dừa bạt ngàn, những hàng dừa bên dòng kinh xanh ngát. Do dân số ngày càng tăng, tiến độ đô thị hóa ngày càng gần và dịch bệnh bọ cánh cứng từ năm 2005 đã làm cho cây dừa Yên Sở ngày nay không còn nhiều. Chính quyền địa phương cũng đã có chủ trương trồng lại dừa, cũng là cách ghi nhớ công ơn của vị tướng tài Phạm Tu - Lý Phục Man đã có công đưa cây dừa từ phương Nam về trồng trên quê hương mình, để có một thời kinh tế từ dừa của Yên Sở rất bền vững. Ngày nay, tại đây cũng đã có nhiều gia đình giàu lên từ nghề truyền thống đó là buôn dừa và làm bánh gai đăc sản làng Dừa.
Từ đây, ta có thể có giả thuyết: Dừa được võ tướng Phạm Tu -  Lý Phục Man đưa về Vạn Xuân sau khi đánh tan và bắt khoảng 5000 tù binh Lâm Ấp từ giữa thế kỷ thứ VI, kỷ nhà Tiền Lý, thời vua Lý Nam Đế.
Ngày nay, cây dừa ở miền Trung - đất nước Champa xưa không còn ở vị thế cao, bởi giá trị kinh tế từ dừa chưa làm cho cây dừa lên ngôi, nhưng ở miền Nam, nhất là Bến Tre, Tiền Giang, dừa được coi là một trong mũi nhọn kinh tế và được trồng rộng rãi trong dân chúng, để mọi người lầm tưởng đồng bằng sông Cửu Long chính là quê hương của cây dừa Việt Nam. Dù không là quê hương của Dừa, nhưng người dân Nam bộ vẫn luôn tự hào về cây dừa của mình qua sự kiên cường trung dũng mà cây dừa đã cùng người dân Nam bộ đồng hành chiến đấu chống ngoại xâm.
Ông Văn Hiến, người con của Mỏ Cày, Bến Tre đã nhiều năm nghiên cứu về cây dừa cho chúng ta hiểu vi sao cây dừa chỉ có mặt ở đồng bằng sông Cửu Long từ khi dân ta khai hoang mở cõi…
Ngoài những giá trị văn hóa, cây dừa Việt Nam vẫn luôn là hình ảnh quê hương của những người con xa xứ, là bao ký ức tuổi thơ với lời ru của mẹ bên chiếc võng sơ dừa cùng những trò cút bắt trẻ thơ …
Nguyễn Thị Kim Thanh
Chủ tịch Hiệp hội Dừa Việt Nam




NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP
PHÁT TRIỂN

Tìm về nguồn gốc tên gọi “Ô Chợ Dừa”

Standard

Lần theo lịch sử, khảo cứu, được biết và hiểu thêm bao điều về Hà Nội xưa với những biến đổi thăng trầm của La Thành, Hoàng thành Thăng Long , 5 cửa Ô . Đặc biệt tên “Ô Chợ Dừa”, một cái tên rất dân dã nhưng cũng đầy kỳ thú.


Một khu dân cư ở quanh Hồ Tây - Hà Nội xưa

Đồng hành cùng cả nước đón mừng đại lễ Ngàn năm Thăng Long, thủ đô Hà Nội đang gấp rút hoàn thành những công trình văn hoá, lịch sử.....trong đó có việc lập lại 5 cửa Ô. Ban Văn hóa - Du lịch của Hiệp hội dừa Việt Nam xin góp thêm phần tư liệu về địa danh Ô Chợ Dừa nhân Đại lễ Ngàn NămThăng Long.

Lần theo lịch sử, khảo cứu, được biết và hiểu thêm bao điều về Hà Nội xưa với những biến đổi thăng trầm của La Thành, Hoàng thành Thăng Long , 5 cửa Ô . Đặc biệt tên Ô Chợ Dừa, một cái tên rất dân dã nhưng cũng đầy kỳ thú. 

Theo Đại Việt Sử Ký Bản Kỷ Toàn Thư Quyển II, Kỷ Nhà Lý, trước khi có 2 chữ “CỬA Ô” thì Thăng Long thành (hoàng thành) được xây dựng và mở ra 4 cửa theo 4 hướng:

1. Đông là cửa Tường Phù

2. Tây là cửa Quảng Phúc

3. Nam là cửa Đại Hưng

4. Bắc là cửa Diệu Đức



Tư liệu của bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du lịch,


Ngoài hoàng thành còn có lớp thành khác ấy là thành Đại La vừa là đê bao ngăn lũ, vừa để bảo vệ cho Hoàng thành, thành Đại La có 5 cửa:

1. Triều Đông (dốc Hòe Nhai)

2. Tây Dương (Cầu Giấy)

3. Trường Quảng (Ô Chợ Dừa)

4. Cửa Nam (Ô Cầu Dền)

5. Vạn Xuân (Ô Đống Mác)

Các cửa này chính là lối ra vào thành, có vọng gác, chốt chặn để kiểm soát, thu thuế và bảo vệ cuộc sống trong thành.

Thời Nguyễn, theo một số sách cũ để lại có đến 16 cửa ô được xây dựng vào đời Lê Hiển Tông (1740 - 1786) và phần lớn đều được xây bằng gạch rất chắc. Hầu hết các cửa ô đều thông ra sông Hồng và sông Tô Lịch: ở phía tây có 2 cửa, phía nam có 3 cửa, ra sông Hồng có 11 cửa.

Vào thời đó đường giao thông nối Thăng Long với các vùng khác chủ yếu là đường sông, vì thế dọc theo sông Hồng có nhiều bến bãi, phố xá đông đúc, buôn bán sầm uất. Các cửa ô được thay đổi tên gọi cũng như vị trí hoặc có khi hủy bỏ cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế của từng thời kỳ phát triển của đất nước. Cho đến sau cách mạng Tháng Tám thì Hà Nội “còn lại” 5 cửa ô qua bài hát “Tiến về Hà Nội” của Văn Cao và bài “Người Hà Nội” của Nguyễn Đình Thi. Và cho đến bây giờ thì Hà Nội chỉ còn xót lại mỗi Ô Quan Chưởng là có dấu tích hình hài, còn lại chỉ là những địa danh: Cầu Dền, Cầu Giấy, Đống Mác, Chợ Dừa.

Sau khi lên ngôi vua, Lý Công Uẩn sáng lập vương triều Lý từ năm 1009. Tháng 7 năm 1010, nhà vua cho dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La và đổi tên là Thăng Long. Ngay sau đó, nhà vua đã khẩn trương cho xây dựng một số cung điện làm nơi ở và làm việc của vua, triều đình và hoàng gia, nên chỉ trong vòng vài tháng, đến cuối năm 1010 thì đã hoàn thành 8 điện 3 cung. Trong năm đầu tiên, một vòng thành bao quanh các cung điện cũng được xây đắp xong, gọi là Long Thành hay Phượng Thành và những năm sau, một số cung điện và chùa tháp cũng được xây dựng thêm.

Phía ngoài, cùng với một số cung điện và chùa tháp là khu vực cư trú, buôn bán, làm ăn của dân chúng gồm các bến chợ, phố phường và thôn trại nông nghiệp. Đó chính là Hoàng Thành (theo cách gọi phổ biến về sau này).

Qua các biến cố lịch sử, kinh thành có nhiều thay đổi và chuyển dời. Đến nửa cuối thế kỷ XIX, Pháp phá thành Hà Nội xây “khu phố Tây”, khu nhà binh Pháp, sân vận động Mangin (nay là Trung tâm Thể dục thể thao quân đội), nên hầu như tất cả khu vực hoàng thành đều bị phá hủy. Cho đến ngày nay thì đây cũng chính là thủ đô của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

La thành là một phần không thể tách rời của hoàng thành Thăng Long, bởi La thành còn chính là vòng thành bảo vệ và cũng chính là con đê ngăn lũ cho hoàng thành.

Lần lại lịch sử, từ giữa thế kỷ V (454 - 456) nơi đây đã hình thành thị trấn huyện lị Tống Bình do đế quốc phương Bắc thời Lưu Tống đặt ra.

Tiến sĩ Nguyễn Việt - Giám đốc Trung tâm tiền sử Đông Nam Á có nói: “…Sau khi đánh đuổi quân Lương vào thế kỷ thứ VI, Lý Bí xưng đế, lập nước Vạn Xuân, khẳng định một vương quốc tự chủ, cho xây thành bằng tre gỗ ở cửa sông Tô Lịch. Đây là lũy thành quân sự được Lý Nam Đế xây dựng từ trước. Và sau khi thất trận ở Chu Diên (vùng Hưng Yên, Hà Nam), quân đội nước Vạn Xuân đã rút về cố thủ tại đây. Chúng ta chưa có nhiều bằng chứng để khẳng định lũy thành này là kinh đô của nước Vạn Xuân đương thời. Thế nhưng, triều đình nước Vạn Xuân đã có hoạt động dày đặc ở vùng quanh Hà Nội ngày nay như Long Biên, Ô Diên, Dạ Trạch… »

Theo Đại Việt Sử Ký Ngoại Kỷ Toàn Thư của Ngô Sỹ Liên, Quyển IV, trang Kỷ nhà Tiền Lý (nguồn http://www.informatik.uni-ipzig.de/~duc/sach/dvsktt/dvsktt04.html):

« … Vua họ Lý, tên húy là Bí , người Thái Bình [phủ] Long Hưng. Tổ tiên là người Bắc, cuối thời Tây Hán khổ về việc đánh dẹp, mới tránh sang ở đất phương Nam, được 7 đời thì thành người Nam. Vua có tài văn võ, trước làm quan với nhà Lương, gặp loạn, trở về Thái Bình. Bấy giờ bọn thú lệnh tàn bạo hà khắc, Lâm Ấp cướp phá ngoài biên, vua dấy binh đánh đuổi được, xưng là Nam Đế, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân, đóng đô ở Long Biên… »

Từ đây ta thấy Lý Nam Đế đã có tầm nhìn chiến lược về vị trí của Thăng Long thành từ giữa thế kỷ thứ VI.

Cũng Theo Đại Việt Sử Ký Ngoại Kỷ Toàn Thư, quyển IV, kỷ nhà Tiền Lý: Quý Hợi, năm thứ 3 [543], (Lương Đại Đồng năm thứ 9). Mùa hạ, tháng 4, vua Lâm Ấp cướp quận Nhật Nam, vua sai tướng là Phạm Tu đánh tan ở Cửu Đức.

Sau khi chiến thắng quân Lâm Ấp, Phạm Tu đã bắt khoảng 5.000 tù binh Chiêm Thành (gồm cả dân thường) đem về Vạn Xuân. Và nhân lực để xây thành ở cửa sông Tô Lịch không thể nào không có công sức của tù binh Chiêm Thành thời ấy.

Xin nói thêm một chút về Vương quốc Champa xưa, còn gọi là Chiêm Thành gồm 2 bộ tộc chính là : Cau và Dừa. Bộ tộc Cau chiếm lĩnh phía Nam và Bộ tộc dừa chiếm lính phía Bắc. Vào giữa thế kỷ thứ II, Vương quốc Champa phát triển hùng mạnh, dưới sự lãnh đạo của Khu Liên, thuộc Bộ tộc Dừa, đã lập nên nhà nước mới với tên gọi là Lâm Ấp. Vì là bộ tộc Dừa, theo tín ngưỡng truyền thống, nên đi bất cứ nơi đâu, người Chăm luôn mang dừa theo để làm lễ vật thờ cúng trời đất, thần linh theo nghi thức của mình. Cụ thể là tại Yên Sở, sau khi đánh tan quân Lâm Ấp, võ tướng Phạm Tu - Lý Phục Man đã đưa rất nhiều tù binh Lâm Ấp (kể cả dân thường) về quê mình, nay cũng còn một số giếng Chăm và nơi đây cũng đã trồng rất nhiều dừa nên có thời gian làng Yên Sở được gọi là làng Dừa.

Và, đây là giả thiết thứ nhất cho sự xuất hiện của cây dừa ở Vạn Xuân, để hình thành ngôi chợ dưới bóng dừa. Giả thiết này được củng cố bởi tại làng Yên Sở (còn được gọi là làng Giá), huyện Hoài Đức ngoại thành Hà Nội, nay vẫn còn đền thờ của vị tướng này và chính quyền địa phương cũng đang có ý định phục hồi lại cây dừa sau nhiều thăng trầm cùng cơ chế thị trường và sâu bệnh. Ngoài ra đây cũng là nơi có đặc sản bánh gai lá dừa nổi tiếng của Kinh Bắc. Hàng năm cứ vào ngày mùng 10 tháng Ba là có hội Làng Giá để tưởng nhớ công ơn vị tướng tài này. Đặc biệt Hội Giá có tích nghiềm quân, diễn tả cuộc chiến tranh nhân dân của Tướng công Lý Phục Man - Phạm Tu năm Nhâm Tuất (542).

Xin trở về địa danh Ô Chợ Dừa.

Tư liệu đầu tiên được tìm thấy về Ô Chợ Dừa chính là:

1. Ô Thịnh Quang, tên Nôm là Chợ Dừa, sau đổi là Thịnh Hào

2. Tại cửa ô này có 1 ngôi chợ đươc họp dưới bóng dừa

Ngôi chợ dưới bóng dừa chính là cơ sở để có địa danh tiếng Nôm là : Ô Chợ Dừa.

Hãy tiếp tục lần giở lịch sử để có thêm cái nhìn tổng quan về địa danh này:

Thành Đại La đời Lý mở các cửa: Triều Đông (dốc Hòe Nhai), Tây Dương (Cầu Giấy), Trường Quảng (Ô Chợ Dừa), Cửa Nam (Ô Cầu Dền), Vạn Xuân (Ô Đống Mác). Thành Đại La được bao bọc mặt ngoài bởi ba con sông: sông Nhị, sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu và được tận dụng như những con hào tự nhiên…

Vậy, có thể hiểu 1 cách nôm na: thành Đại La được gia cố và xây dựng lại từ năm 1014 nghĩa là sau 14 năm, từ khi hoàng thành Thăng Long bắt đầu xây dựng và được mở ra 5 cửa. Cửa Trường Quảng chính là nơi có ngôi chợ dưới bóng dừa ấy (khi nhà Lê xây dựng lại Hoàng thành thì các cửa thành lúc ấy được gọi là cửa ô). Vì vậy, ngoài Hán danh là Ô Thịnh Quang, Thịnh Hào còn có 1 cái tên Nôm là Chợ Dừa, do Chợ Dừa đã tồn tại trước đó.

Theo Thượng Kinh ký sự, phần Đến Kinh Thành (đoạn gần cuối) của Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác viết khi ông được quan Chính Đường (Huy Quận Công Hoàng Đình Bảo) tiến cử lên kinh đô chữa bệnh cho Thế Tử Trịnh Cán (con chúa Trịnh Sâm và Tuyên Phi Đặng Thị Huệ) năm 1782 thì cửa Vũ Quan (Ô Chợ Dừa), được mô tả như sau: “…Cùng đi theo cửa Vũ Quan, nhắm cửa thành mà vào. Tôi thấy một cái thổ thành không cao lắm, kế bên có một dãy tường nhỏ, trên mặt tuờng ngựa đi được; phía ngoài là hàng rào tre dày đặc, dưới hàng rào có hào sâu, trong hào thả chông, thật là mười phần kiên cố. Ba tầng vọng canh được thiết lập nơi đây, tầng nào cũng có quân lính đứng thành hàng hai bên, đao thương xán lạn, hào quang như tuyết. Lính giữ cửa thấy bọn tôi đi có mang binh khí, xét hỏi thật nghiêm ngặt, đến khi biết rõ đầu mối, lại nhận thấy dấu hiệu áo lính trấn đất Nghệ An, mới để cho đi… »

Và theo nhà Hà Nội học Hoàng Đạo Thúy về quang cảnh ô Chợ Dừa: “…Có những hôm cửa ô Chợ Dừa tấp nập lạ thường. Đó là những ngày triều đình ra quân. Quan tướng nhận chiếu chỉ, lạy từ vua trước sân rồng rồi lên xe. Vua xuống bệ, đặt tay vào lưng xe, đẩy làm phép một cái, gọi là “đẩy xe” để tỏ lòng tin cho quan quân yên tâm đi đánh giặc. Cờ mở, trống dong, các bạn đồng liêu đi tiễn. Tướng ra cửa ô, kéo lá cờ to có chữ họ của mình lên, cửa ô đóng lại. Sau đó, tướng lại “vi hành” về nhà để thu xếp, hôm nào xong xuôi mới trẩy thật. Những hôm có quan đóng như vậy, dân quanh cửa ô đi lại rầm rập, hàng quán bán đắt như tôm tươi. Lại có những hôm quân hồi vô lệnh, giáo mác lỏng chỏng, quân lính mất tăm. Nhân dân rầm rập chen ra khỏi cửa ô.… »

Qua những dữ liệu trên, xét về vị trí địa lý thì cửa Trường Quảng (Vũ Quan, Thịnh Quang, Thịnh Hào) Ô Chợ Dừa chiếm 1 vị trí quan trọng trong các cửa Ô, và Đàn Xã Tắc cũng nằm ngoài cửa Trường Quảng - Ô Chợ Dừa. Giáo sư Nguyễn Văn Hảo nguyên Phó viện trưởng Viện Khảo cổ học trả lời trên báo Thanh Niên như sau: “… Đàn xã tắc là một loại đàn tế. Đây là nơi mà hằng năm vua đến hành lễ, tế thần đất và thần ngũ cốc. Theo sách Bạch hổ thông - xã tắc của thời Hán: "Vua phải có đàn xã tắc để cầu phúc và báo công với thiên hạ. Con người không có đất không ở vào đâu được, không có lương thực thì không có cái để ăn. Đất đai lại quá sâu rộng, không thể đi tế lễ khắp nơi, ngũ cốc cũng quá nhiều, không thể tế lễ từng loại, do vậy phải chọn đất để lập xã tôn kính đất đai... »

« Tắc » là tên gọi một loại nông sản lương thực (có sách gọi là cốc tử: túc - thóc) đứng đầu trong hàng trăm loại lương thực, phải lập tắc để tế lễ. Thời xưa người ta coi thần đất và những nơi tế lễ thần là xã. Xã tắc còn được dùng để gọi thay cho quốc gia. Đàn Xã Tắc lập ở chỗ nào có quy định rõ ràng. Theo sách Lễ ký, tế nghĩa thì đàn Xã Tắc phải lập ở bên hữu (phía tây thành), còn nơi thờ tổ tông của vua phải lập ở bên tả (phía đông thành).

Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư thì đàn Xã Tắc thời Lý được lập "ở ngoài cửa Trường Quảng". Cửa Trường Quảng ở đâu thì đến nay chưa rõ! Còn theo Đại Nam Nhất Thống Chí thì đàn Xã Tắc thời Lý được lập "ở địa phận huyện Vĩnh Thuận về phía tây nam tỉnh thành, đắp từ năm Lý Thiên Cảm, Thánh Vũ thứ 5 (1048) nay còn nền cũ ở Thịnh Hào" …

Từ đó ta thấy tầm quan trọng của cửa Trường Quảng (Ô Chợ Dừa) với kinh thành Thăng Long và tại sao Ô Thịnh Quang (Thịnh Hào) lại có tên Nôm là Ô Chợ Dừa.

Những hình ảnh về Hà Nội xưa được đăng rộng rãi trên mạng internet và các trang viết về về Hà Nội đã ghi lại quang cảnh Hà Nội vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, tuy không có bức ảnh nào ghi cụ thể là Ô Chợ Dừa, nhưng những hình ảnh quanh khu vực Hồ Tây, làng Yên Thái (khu vực bên trong thành Đại La) thì thấy dừa được trồng rất nhiều. Có phải chăng sau khi chiến thắng quân Lâm Ấp, ngoài số tù binh được tướng Phạm Tu Lý - Phục Man đưa về quê mình ở làng Yên Sở thuộc huyện Hoài Đức, thì còn có số khác được đưa về để xây dựng lũy thành Tô Lịch? Và đây cũng là một minh chứng cho sự có mặt của bức Hứng Dừa trong tranh dân gian Đông Hồ khi nói về nét sinh hoạt của dân tộc ta cách nay hơn 500 năm.


Một khu dân cư ở quanh Hồ Tây


Làng Yên Thái


và trên 1 số đường xá ở Hà nội xưa cũng thấy thấp thoáng bóng dừa

Hồ Tây – Hà Nội ngày nay

Theo tiến sỹ Bá Trung Phụ, hiện đang công tác ở Bảo tàng Lịch sử Việt nam tại TP HCM. Trong những di vật được phát hiện tại di chỉ khảo cổ của Hoàng thành Thăng Long có 2 viên ngói khắc chữ Phạn và 1 số di vật khác mang phong cách Chăm. Từ đó, ta có thể nhận định, trong số những nghệ nhân được chọn để xây dựng Thăng Long thành có cả người Chăm.

Và, đây có phải là giả thiết thứ hai về sự hiện diện của cây dừa về ngôi chợ dưới bóng dừa ở cửa Trường Quảng là: đã có một bộ phận người Chăm sinh sống nơi đây trong thời gian Hoàng thành được xây dựng.

Rất tiếc, ngoài Ô Quan Chưởng hiện nay còn hiện hữu, thì hình ảnh và tư liệu xưa về các cửa Ô cũng không có nhiều. Vì vậy, trong khuôn khổ hạn hẹp của 1 tham luận, chúng tôi không thể nói thêm được gì nhiều hơn.

Qua nhiều biến đổi thăng trầm của lịch sử, ngày nay Ô Chợ Dừa chỉ còn là cái tên cổ mà hầu hết mọi người đều không biết đến lai lịch của nó. Nhưng với vai trò là một trong những cửa ngõ giao thông chính của thủ đô Hà Nội thì Ô Chợ Dừa vẫn giữ một vị trí quan trọng. Ngoài Đàn Xã Tắc, tại nơi đây hiện tập trung rất nhiều cơ quan nghiên cứu thuộc Bộ Văn hóa, có nhạc viện, có Trường viết văn Nguyễn Du, có trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, có Gò Đống Đa, có đình Hào Nam, chùa Xã Đàn linh thiêng và rất nhiều trường đại học quanh đó. Ô Chợ Dừa còn có phố Khâm Thiên, đã từng nổi danh với « lối hát ả đào » và cũng chính là nơi mà đồng bào ta phải chịu nhiều hy sinh mất mát trong chiến dịch 12 ngày đêm mà Đế quốc Mỹ muốn san bằng Hà Nội. Quả thực Ô Chợ Dừa là mảnh đất địa linh nhân kiệt đã chứng kiến bao thăng trầm biến đổi của lịch sử .

Từ những tư liệu lịch sử, những bài viết, lời của các nhà khoa học xã hội có uy tín, chúng tôi hy vọng bài tham luận nhỏ này có thể cho ta ít nhiều hình dung được toàn cảnh ô Chợ Dừa qua những tên gọi khác nhau của từng giai đoạn như : cửa Trường Quảng, cửa Vũ Quan, Ô Thịnh Quang, Ô Thịnh Hào… và tầm quan trọng của cửa ô này trong suốt bề dày lịch sử của dân tộc./.

Liên hệ: info@dauduatinhluyen.com Web: www.dauduatinhluyen.com


NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP
PHÁT TRIỂN

Thứ Năm, 9 tháng 5, 2013

THE IMPRESSION ON THE MARKET PROMISING: FATS AND COCONUT OIL

Standard

According to a new report from the Center for Culinary Development (CCD) and market research organization Packaged Facts, an understanding of the type of fat that consumers are more open to change and countless opportunities for the development of new products.


According to the report "Fats and Oils: Report maps culinary trend", said consumers are starting to understand that some fats are healthier than other types of fat. In addition, consumers are also aware of the idea of ​​"good carbohydrates" and "bad carbohydrates" based on good information about the benefits of whole grains.

The report of the CCD to Packaged Facts are that the new flavor trends often go through 05 distinct stages to become the dominant flavor. These new trends often emerge at the luxurious dining places, and was introduced in the journal of food consumption and television programs before choosing the main restaurant, and then a new trend will be introduced starting in the household consumer magazines, and finally on sale at the grocery store and / or restaurant services.

The report highlights the most recent types of different fats and oils in the first stage of processing such as dairy, refined butter used in Indian cuisine and is widely consumed in the United States on the Indian cuisine road, and dairy bottles are often sold in supermarkets. According to the CCD report, traditional fats such as lard and schmaltz is being consumed back because many chefs realize the consumption of natural fats is increasing day with a moderate amount, and the quality fat is considered part of the diet is beneficial to health. Duck fat and coconut oil are widely consumed for the same reason, and consumers are looking for fat taste and reliable. (UCAP Bulletin).




NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP
PHÁT TRIỂN

Năm cách lành mạnh để thưởng thức dừa

Standard

Các sản phẩm dừa đang tràn ngập trên thị trường. Sản phẩm đầu tiên là nước dừa  à hiện tại là sữa dừa, sữa chua từ sữa dừa, rượu dừa và kem lạnh sữa dừa .

Trái dừa trước đây chưa được đánh giá là chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng bây giờ dừa là một thực phẩm có lợi cho sức khỏe và rất có ích trong việc giảm cân. Đây có phải là sự điều trị bệnh đang được ca ngợi không? Dưới đây là năm sản phẩm phổ biến từ dừa:

Nước dừa: Nước dừa là chất lỏng tinh khiết bên trong trái dừa xanh. Nước dừa khác với sữa dừa ởi vì sữa dừa được ép từ “cơm dừa” chứa chất béo. 11 phần của nước dừa tinh khiết chứa khoảng 60 calo, không chất béo, 1g protein và 15g cacbon hydrat. Nước dừa được xem là một loại nước uống giải khát thiên nhiên vì giàu kali điện phân gấp 02 lần so với chuối (tránh sự mất nước). Nước dừa không phải là mối liên kết trong việc điều chỉnh cân nặng. Nhưng theo nghiên cứu gần đây ở chuột thí nghiệm, nước dừa rất hiệu quả như một loại thuốc để làm giảm cholesterol và kali trong nước dừa như chất dinh dưỡng chính để làm giảm sự tăng huyết áp.

 Nhận xét: Hãy uống nước dừa trong hoặc sau khi tập thể dục. Tuy không ngọt lắm nhưng hãy nhớ một phần nhỏ trong nước dừa vẫn chứa 60 calo. Bạn có thể uống nhâm nhi với nước dừa hoặc pha trộn nước dừa với nước uống khác.

 Dầu dừa: Nghiên cứu chứng minh dầu dừa tinh khiết giúp giảm cân. Một vài nghiên cứu chứng minh dầu dừa có thể giúp giảm cân vì chất béo trong dầu dừa là chuỗi triglycerides vừa (MCTs) và được chuyển hóa, rất khác so với các chất béo của những loại dầu khác. Hầu hết chất béo trong dầu là bão hòa nhưng nhiều nghiên cứu khẳng định không phải tất cả các loại chất béo bão hòa đều có hại. Thật sự, dầu dừa làm tăng cholesterol tốt (HDL) và cung cấp chất kháng oxi hóa, tương tự như các chất trong quả mọng, nho và chocolate đen.

 Nhận xét: Hãy thưởng thức dầu dừa. Tôi dùng dầu dừa và giới thiệu cho mọi người nhưng đừng dùng thường xuyên mà hãy từ từ - dầu dừa cũng chứa 120 calo và 14g chất béo/muỗng. Hãy tìm mua dầu dừa trên các kệ sản phẩm thiên nhiên trong siêu thị. Dầu dừa là sản phẩm thay thế hoàn hảo cho bơ trong các thực phẩm nướng. Và đây là một trong những thành phần bí quyết trong các công thức làm chocolate đen trong quyển sách mới của tôi.

Sữa dừa (khác với sữa bò): Sữa dừa gồm một vài chất béo “tốt” từ dừa – 66% chất béo từ chuỗi triglycerides vừa (MCTs). Dầu dừa chứa ít chất ngọt trong cacbomat (chỉ 1g/chén), ít protein (1g, ít hơn so với 8g trong sữa bò hoặc sữa đầu nành) và chứa 10% canxi (sữa bò và sữa đậu nành là 30%).

 Nhận xét: Nếu bạn quyết định dùng sữa dừa thì hãy mua sữa dừa ít chất ngọt (vani có gần gấp đôi lượng calo) và cũng đừng xem sữa dừa như một nguồn protein. Sữa dừa có thể chế biến được ngũ cốc, cà phê và những loại nước ngọt khác.

Rượu dừa: Rượu dừa thỉnh thoảng được xem như sữa chua dạng uống được lên men với vi khuẩn có ích giúp cơ thể tiêu hóa tốt hơn, tăng cường hệ miễn dịch và kiểm soát trọng lượng. Rượu dừa chứa những nét văn hóa sống động với lợi ích bổ sung của chuỗi triglycerides vừa (MCTs) thiên nhiên.

 Nhận xét: Hãy thưởng thức rượu dừa. So với rượu từ sữa bò cấy, rượu dừa chỉ chứa 70 calo/chén (rượu từ sữa bò cấy là 160) và chứa 6g cacbomat với phân nữa chất xơ (so với 15g, tương đương với 3g chất xơ từ rượu sữa bò). Rượu dừa chứa 10% canxi so với 30% của rượu sữa bò.

 Kem lạnh từ sữa dừa: Hiện tại, có một vài thương hiệu kem lạnh từ sữa dừa trên thị trường. Tôi đã so sánh chocolate của một thương hiệu với 1 lít kem lạnh và phát hiện một vài điều về kem lạnh từ sữa dừa:

Cung cấp lượng calo tương đương;
Chứa tổng lượng cacbomat bằng nhau;
Chỉ chứa 2g chất béo bão hòa, ít hơn so với kem lạnh từ sữa bò là 11g và đường là 6g.
Nhận xét: Hãy thưởng thức kem lạnh từ sữa dừa nhưng chỉ dùng nữa chén. Kem lạnh từ sữa dừa rất dồi dào nên bạn sẽ cảm thấy hài lòng chỉ với một phần nhỏ kem lạnh từ sữa dừa, nhưng bạn có thể thêm vào một ít quả mọng tươi hoặc trái cây tươi như mận hoặc dứa. Kem lạnh từ sữa dừa chứa 0% canxi so với 10% canxi từ kem lạnh từ sữa bò.




NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP
PHÁT TRIỂN

Công ty dinh dưỡng Samoa cho biết: Tiêu thụ dừa sẽ có lợi cho sức khỏe

Standard

Công ty dinh dưỡng Samoa cho biết: Tiêu thụ dừa sẽ có lợi cho sức khỏe
Giám đốc Công ty nước giải khát và dinh dưỡng ở Samoa đang nhờ Tổ chức Y tế Thế giới để kêu gọi người dân trên đất nước Samoa về việc tiêu thụ dừa bởi vì điều này tốt cho sức khỏe của họ.

 Những căn bệnh không lây nhiễm như bệnh tiểu đường làm suy thận đang ngày càng gia tăng ở khắp mọi nơi trên đất nước và các hệ thống sức khỏe tại các nước Thái Bình Dương đang đấu tranh để chịu đựng sự điều trị đủ điều kiện.

 Tháng 01/2012, Bộ Y tế Samoa thông báo với Quốc hội: Kể từ khi Quỹ tài trợ thận quốc gia được thành lập thì số lượng người cần được lọc máu đã tăng lên gấp 12 lần.

 Uaea Apelu của Công ty TNHH Giáo dục kỹ thuật Samoa cho biết: cách đây 50 năm, những căn bệnh không lây nhiễm đều không được nghe thấy ở Samoa.

 “Chúng tôi là những người mập nhất đứng ở vị trí thứ 10 trên trái đất, vì thế chúng tôi phải làm mọi thứ ở đây. Và chúng tôi may mắn có được cơ hội bởi vì bạn không cần tiền, bạn không cần Liên Hiệp Quốc, bạn không cần ADB, bạn không cần Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) để hỗ trợ tiền cho chúng tôi trong việc tiêu thụ dừa ở Samoa. Chúng tôi có nhiều dừa ở Samoa”.

http://pidp.eastwestcenter.org




NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP
PHÁT TRIỂN

Sự ấn tượng đầy triển vọng trên thị trường: Chất béo và Dầu dừa

Standard
Theo báo cáo mới từ Trung tâm Phát triển Ẩm thực (CCD) và Tổ chức nghiên cứu thị trường Packaged Facts, sự am hiểu về các loại chất béo của người tiêu dùng đang có nhiều biến đổi và mở ra vô số cơ hội cho sự phát triển sản phẩm mới.


Theo báo cáo “Chất béo và Dầu: Báo cáo bản đồ xu hướng ẩm thực” cho biết, người tiêu dùng đang bắt đầu hiểu biết một vài chất béo có lợi cho sức khỏe hơn nhiều loại chất béo khác. Ngoài ra, người tiêu dùng cũng ý thức được về ý tưởng về “cácbon hydrat tốt” và “cácbon hydrat xấu” dựa vào thông tin tốt về những lợi ích của các loại ngũ cốc.

Những báo cáo công tác của CCD với Packaged Facts đều cho rằng những khuynh hướng về hương vị mới thường trải qua 05 giai đoạn riêng biệt để trở thành hương vị chủ đạo. Những khuynh hướng mới thường nổi lên tại các nơi ăn uống sang trọng, rồi được giới thiệu ở các tạp chí chuyên đề thực phẩm tiêu dùng và nhiều chương trình truyền hình trước khi được các nhà hàng chính chọn lựa; sau đó khuynh hướng mới sẽ bắt đầu dược giới thiệu trên các tạp chí tiêu dùng gia đình; và cuối cùng được bày bán tại các cửa hàng tạp hóa và/hoặc các nhà hàng dịch vụ.

Báo cáo gần đây nhất nêu bật các loại chất béo và dầu khác nhau ở giai đoạn chế biến đầu tiên như: bơ sữa, bơ tinh lọc được dùng trong ẩm thực của Ấn Độ và hiện đang được tiêu thụ rộng khắp tại Mỹ trên các con đường ẩm thực Ấn Độ, và những chai bơ sữa thường được bán tại các siêu thị. Theo báo cáo của CCD, các loại chất béo truyền thống như mỡ lợn và schmaltz đang được tiêu thụ trở lại bởi vì nhiều bếp trưởng nhận thấy việc tiêu thụ các chất béo thiên nhiên đang ngày gia tăng với lượng vừa phải, và các chất béo được xem là một phần của chế độ ăn có lợi cho sức khỏe. Mỡ vịt và dầu dừa cũng đang được tiêu thụ rộng khắp với những lý do tương tự; và người tiêu dùng đang tìm kiếm nhiều chất béo có mùi vị và đáng tin cậy. (UCAP Bulletin).




NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP
PHÁT TRIỂN

Tục ngữ và phương ngôn Bến Tre

Standard


Ăn như xáng múc, làm như lục bình trôi.
Bánh dừa Giồng Luông(1)
Ba mươi nước lớn, mồng mười nước rong.
Bánh Tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc(2)
Chạy như gánh cá về chợ,
Dù ai buôn bán trăm nghề
Ba mươi tháng chạp nhớ về vớt rươi (3)
Dừa giao lá, cá giao đuôi
Đặng mùa cau, đau mùa lúa.
Đặng mùa lúa, úa mùa cau.
Đất thiếu trồng dừa, đất thừa trồng cau.
Lụa Ba Tri, chiếu Nhơn Thạnh(4)
Mắm còng Châu Bình (5)
Muối hột cầu ngang, khoai lang ở Gảnh(6)
Mồng một ăn tết nhà cha
Mồng hai nhà mẹ, mồng ba nhà thầy.
Một người làm quan cả làng được cậy
Một người làm bậy cả họ mang nhơ,
Làm cho lắm, tắm chẳng quần thay.
Tiền không chân xa gần đi khắp.
Tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa.
Tránh ông Cả, gặp phải ông Ba mươi (7)
Trái cây Cái Mơn(8)
Trúng mùa xoài, hoài mùa lúa.

Chú Thích

 (1) Giồng Luông thuộc xã Đại Điền, huyện Thạnh Phú
(2) Mỹ Lồng, Sơn Đốc thuộc huyện Giồng Trôm.
(3) Ở một số xã ven biển huyện Bình Đại thường có rươi xuất hiện vào thời gian nói trên.
(4) Nhơn Thạnh thuộc thị xã Bến Tre.
(5)Châu Bình thuộc huyện Giồng Trôm.
(6) Cả hai địa danh nằm ở xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri.
(7) Ông Cả, Ông Ba Mươi, theo dân gian, đều chỉ cóp với ý thức kiêng cữ.
(8) Cái Mơn thuộc xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách




NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP
PHÁT TRIỂN

Chuyện cổ tích Sọ Dừa

Standard

Chuyện cổ tích Sọ Dừa
Ngày xửa ngày xưa, có hai vợ chồng một lão nông nghèo đi ở cho nhà một phú ông. Họ hiền lành, chăm chỉ nhưng đã ngoài năm mươi tuổi mà chưa có lấy một mụn con.

Một hôm, người vợ vào rừng lấy củi. Trời nắng to, khát nước quá, thấy cái sọ dừa bên gốc cây to đựng đầy nước mưa, bà bèn bưng lên uống. Thế rồi, về nhà, bà có mang.
ít lâu sau, người chồng mất. Bà sinh ra một đứa con không có chân tay, mình mẩy, cứ tròn lông lốc như một quả dừa. Bà buồn, toan vứt nó đi thì đứa bé lên tiếng bảo.
- Mẹ ơi! Con là người đấy! Mẹ đừng vứt con mà tội nghiệp.

Bà lão thương tình để lại nuôi rồi đặt tên cho cậu là Sọ Dừa.

Lớn lên, Sọ Dừa vẫn thế, cứ lăn lông lốc chẳng làm được việc gì. Bà mẹ lấy làm phiền lòng lắm. Sọ Dừa biết vậy bèn xin mẹ đến chăn bò cho nhà phú ông.
Nghe nói đến Sọ Dừa, phú ông ngần ngại. Nhưng nghĩ: nuôi nó thì ít tốn cơm, công sá lại chẳng đáng là bao, phú ông đồng ý. Chẳng ngờ cậu chăn bò rất giỏi. Ngày ngày, cậu lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về nhà. Cả đàn bò, con nào con nấy cứ no căng. Phú ông lấy làm mừng lắm!

Vào ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm hết cả, phú ông bèn sai ba cô con gái thay phiên nhau đem cơm cho Sọ Dừa. Trong những lần như thế, hai cô chị kiêu kì, ác nghiệt thường hắt hủi Sọ Dừa, chỉ có cô em vốn tính thương người là đối đãi với Sọ Dừa tử tế.
Một hôm đến phiên cô út mang cơm cho Sọ Dừa. Mới đến chân núi, cô bỗng nghe thấy tiếng sáo véo von. Rón rén bước lên cô nhìn thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đang ngồi trên chiếc võng đào thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ. Thế nhưng vừa mới đứng lên, tất cả đã biến mất tăm, chỉ thấy Sọ Dừa nằm lăn lóc ở đấy. Nhiều lần như vậy, cô út biết Sọ Dừa không phải người thường, bèn đem lòng yêu quý.

Đến cuối mùa ở thuê, Sọ Dừa về nhà giục mẹ đến hỏi con gái phú ông về làm vợ. Bà lão thấy vậy tỏ ra vô cùng sửng sốt, nhưng thấy con năn nỉ mãi, bà cũng chiều lòng.

Thấy mẹ Sọ Dừa mang cau đến dạm, phú ông cười mỉa mai:

- Muốn hỏi con gái ta, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây.

Bà lão đành ra về, nghĩ là phải thôi hẳn việc lấy vợ cho con. Chẳng ngờ, đúng ngày hẹn, bỗng dưng trong nhà có đầy đủ mọi sính lễ, lại có cả gia nhân ở dưới nhà chạy lên khiêng lễ vật sang nhà của phú ông. Phú ông hoa cả mắt lúng túng gọi ba cô con gái ra hỏi ý. Hai cô chị bĩu môi chê bai Sọ Dừa xấu xí rồi ngúng nguẩy đi vào, chỉ có cô út là cúi đầu e lệ tỏ ý bằng lòng.

Trong ngày cưới, Sọ Dừa cho bày cỗ thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập. Lúc rước dâu, chẳng ai thấy Sọ Dừa trọc lốc, xấu xí đâu chỉ thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đứng bên cô út. Mọi người thấy vậy đều cảm thấy sửng sốt và mừng rỡ, còn hai cô chị thì vừa tiếc lại vừa ghen tức.

Từ ngày ấy, hai vợ chồng Sọ Dừa sống với nhau rất hạnh phúc. Không những thế, Sọ Dừa còn tỏ ra rất thông minh. Chàng ngày đêm miệt mài đèn sách và quả nhiên năm ấy, Sọ Dừa đỗ trạng nguyên. Thế nhưng cũng lại chẳng bao lâu sau, Sọ Dừa được vua sai đi sứ. Trước khi đi, chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà nói là để hộ thân.

Ganh tị với cô em, hai cô chị sinh lòng ghen ghét rắp tâm hại em để thay làm bà trạng. Nhân quan trạng đi vắng, hai chị sang rủ cô út chèo thuyền ra biển rồi cứ thế lừa đẩy cô em xuống nước. Cô út bị cá kình nuốt chửng, nhưng may có con dao mà thoát chết. Cô dạt vào một hòn đảo, lấy dao khoét bụng cá chui ra, đánh đá lấy lửa nướng thịt cá ăn. Sống được ít ngày trên đảo, hai quả trứng gà cũng kịp nở thành một đôi gà đẹp để làm bạn cùng cô út.

Một hôm có chiếc thuyền đi qua đảo, con gà trống nhìn thấy bèn gáy to:

Ò… ó… o … Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về.

Quan cho thuyền vào xem, chẳng ngờ đó chính là vợ mình. Hai vợ chồng gặp nhau, mừng mừng tủi tủi. Đưa vợ về nhà, quan trạng mở tiệc mừng mời bà con đến chia vui, nhưng lại giấu vợ trong nhà không cho ai biết. Hai cô chị thấy thế khấp khởi mừng thầm, tranh nhau kể chuyện cô em rủi ro ra chiều thương tiếc lắm. Quan trạng không nói gì, tiệc xong mới cho gọi vợ ra. Hai cô chị nhìn thấy cô em thì xấu hổ quá, lén bỏ ra về rồi từ đó bỏ đi biệt xứ.




NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP
PHÁT TRIỂN

Từ bao đời nay, cây dừa đã gắn bó thân thương với mảnh đất và con người Bến Tre.

Standard
Từ bao đời nay, cây dừa đã gắn bó thân thương với mảnh đất và con người Bến Tre. Dừa chẳng những cống hiến toàn bộ sản phẩm từ trái, đến thân, lá cho đời sống vật chất mà nó còn đóng góp không nhỏ trong đời sống tinh thần.
Cây dừa nguồn cảm hứng sáng tác văn học nghệ thuật

                                          Dừa Lương Hòa, Giồng Trôm
Từ bao đời nay, cây dừa đã gắn bó thân thương với mảnh đất và con người Bến Tre. Dừa chẳng những cống hiến toàn bộ sản phẩm từ trái, đến thân, lá cho đời sống vật chất mà nó còn đóng góp không nhỏ trong đời sống tinh thần. Bóng dừa điểm tô cho quê hương ta thêm đẹp, tạo nên nét riêng cho phong cảnh Bến Tre. Chẳng những thế, dừa còn là nguồn cảm hứng vô tận, mạnh mẽ cho các sáng tác văn học nghệ thuật ở tỉnh nhà từ xưa đến nay và mai sau.
Trong ca dao dân ca Bến Tre ông cha ta đã dùng cây dừa làm chất liệu khá phong phú:
- Thấy dừa thì nhớ Bến Tre.
Thấy bông sen nhớ đồng quê Tháp Mười.

- Trả ơn ai có cây dừa
Cho tôi nghỉ mát đợi chờ người thương.

- Mài dừa đạp bã cho nhanh
Nấu dầu mà chải tóc anh tóc nàng
Mài dừa dưới ánh trăng vàng
Ép dầu mà chải tóc nàng tóc anh.

- Trồng dừa ra đọt chặt tàu
Sợ em đổi dạ tham giàu bỏ anh.

- Kìa vườn dừa cây cao cây thấp
Gió quặt quà cành lá xác xơ
Thương anh em vẫn đợi chờ.

Trong câu đố, cây dừa cũng là một đề tài hấp dẫn:

- Một mẹ nuôi chín mười con
Không ăn, không uống no tròn vo vo
                              (là cây gì?)

- Nước sông không đến
Nước bến không vào
Vậy mà có nước
                               (là trái gì?)
Trong những tác phẩm văn thơ cận đại và hiện đại cũng rợp mát bóng dừa. Không sao kể hết những truyện ngắn, ký, thơ mà qua đó vẻ đẹp cây dừa được khắc họa cũng như sự xác xơ, thương tích mà cây dừa phải chịu trong bom đạn, chất độc hóa học của chiến tranh. Đậm nét hơn cả là hình ảnh cây dừa qua đau thương vẫn vươn lên cùng người chiến đấu giải phóng quê hương và xây dựng cuộc sống mới. Tiêu biểu cho những áng văn thơ in đậm bóng dừa ấy, là bài thơ "Dừa ơi" của nhà thơ quá cố Lê Anh Xuân:
... "Nội nói: "Lúc nội còn con gái
Đã thấy bóng dừa mát rượi trước sân.
Đất này xưa đầm lầy chua mặn
Đời đói nghèo cay đắng quanh năm".
... "Tôi nghe gió ngàn đang gọi
Xào xạc lá dừa hay tiếng gươm khua.
... Ôi thân dừa đã hai lần máu chảy
Biết bao đau thương biết mấy căm hờn.
Dừa vẫn đứng hiên ngang cao vút
Lá vẫn xanh rất mực dịu dàng".
Xào xạc lá dừa cũng là âm điệu của bao bài dân ca Bến Tre và bao bài hát về mảnh đất và con người quê hương Đồng Khởi. Nguyễn Văn Tý với bài "Dáng đứng Bến Tre" nổi tiếng cả nước và sống mãi cùng thời gian đã mở đầu "Ai đứng như bóng dừa, tóc dài bay trong gió", "Dừa ơi ta nhớ lắm nghe"...
Và dáng đứng cây dừa giương lược chải mây, màu xanh mượt mà trữ tình của những tàu lá cũng chính là hình mẫu cho những bức tranh, bức ảnh về quê hương ta.
Năm 1991 đến, mong sao cho cây dừa bám rễ vững chắc trong nền kinh tế tỉnh nhà và mong sao cho hình ảnh cây dừa đi vào các loại hình văn học nghệ thuật sinh động, độc đáo, đậm nét hơn.
Hà Thanh Niên
Tháng 1-1991
"Kỷ yếu Dừa Bến Tre" - Hội NBVN tỉnh Bến Tre  năm 2012
"Những đứa con của tình yêu" - NXB Trẻ năm 2013




NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP
PHÁT TRIỂN