Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2013

Để ngành dừa-sản phẩm từ dừa ngọt hơn,

Standard
Xứ dừa là tên được đặt cho quê hương ba dãy cù lao Bến Tre giàu tiềm năng, đầy hứa hẹn và triều mến trong ký ức của mọi người như vị ngọt của dừa; không phải ngẫu nhiên, vì địa danh này có đến hơn 45.000ha chiếm 2/3 diện tích, sản lượng dừa cả nước và đứng hàng đầu về chất lượng.

Với thời gian có mặt, gắn bó keo sơn với đất nước và con người hơn 300 năm, cũng ngần ấy thời gian cây dừa đã góp phần nuôi sống bao thế hệ và có không ít người thành đạt trên nhiều lĩnh vực.

Trải qua mấy cuộc trường chinh chống ngoại xâm, cây dừa vẫn một lòng thủy chung, dõng dạc hiên ngang bao phen vào sinh ra tử, cùng với những con người lòng son dạ sắt lập chiến công giành đất giữ quê hương; thế nên có lời ca ngợi dừa che bộ đội, dừa vây quân thù, cùng với thời gian tồn tại đó cây dừa đã khắc họa sâu hơn nhũng hình ảnh sinh động hào hùng Quê hương Đồng Khởi.

Âu cũng là quy luật hết cơn bỉ cực tới hồi thới lai, đã qua rồi thời đạn bom hủy diệt, đất nước thanh bình niềm vui chung lẫn cả vui riêng; cây dừa lại bám sâu hơn trong lòng đất như lẽ tự nhiên, nguyện cho đời nhiều quả ngọt-to hơn để cùng hàn gắn vết thương chiến tranh, san sẻ những đau thương mất mát, tưởng chừng như không thể vượt qua.

Đất nước bắt tay xây dựng chủ nghĩa xã hội, bao lo toan bề bộn chất chồng;…Vào năm 1979 Bến tre cũng sớm hình thành Công ty chuyên doanh dừa có hệ thống từ tỉnh đến huyện-xã, hoạt động với khí thế của những ngày chiến thắng, ngoài những sản phẩm truyền thống như sơ chế cơm dừa-ép dầu, bánh, kẹo, xà phòng;… thì xuất hiện vài sản phẩm mới như chỉ xơ dừa, than thiêu kết. Tuy sản phẩm mới, thành công nhất định cùng với sản phẩm truyền thống đã giải quyết được một lực lượng lao động có việc làm và tăng thu nhập, nhưng chẳng bấy lâu thì hệ thống ngành dừa thu hẹp, đi vào bế tắc và trả lại khung cảnh hoạt động kinh doanh như thời trước 1979; sản xuất tự phát, phân tán tranh mua tranh bán khi cung nhỏ hơn cầu, lạnh nhạt đến vô tình khi vào mùa hoặc thị trường biến động, giá cả không ổn định làm cho các nhà sản xuất thiếu mặn mà, chặt dừa trồng cây khác cứ thế trở nên phổ biến… những năm gần đây khi một số quốc gia thâm nhập vào thị trường Bến Tre thì hình ảnh đó trở nên quen thuộc, có người cho rằng “Điệp khúc ngành dừa kêu cứu”.

Kinh tế thời hội nhập, nhiều cơ hội lắm thách thức, không tạo ra lợi thế hoặc sử dụng không hiệu quả tiềm năng thì không có hoặc không đủ sức mạnh để cạnh tranh; vì lẽ đó bài viết này mang chủ đề: Chiến lược phát triển sản phẩm từ dừa trên địa bàn tỉnh Bến Tre, góp phần tháo gỡ những vướng mắc mà ngành dừa nói chung, sản phẩm từ dừa nói riêng gặp phải, nhằm tạo thêm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.

Bến Tre là một trong 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên 2.322 km2, với 181.551 ha đất sản xuất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm 85.817 ha trong đó có 45.000 ha trồng dừa (chiếm 51,23% diện tích cây lâu năm; 24,795% đất nông nghiệp và chiếm 19,07% diện tích tự nhiên) dừa là cây có diện tích lớn nhất và ổn định nhất so với các cây khác trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Sông ngòi Bến Tre dày đặc chằng chịt, có 4 cửa sông lớn ra biển (Sông Tiền, sông Ba Lai, Sông Hàm Luông và Sông Cổ Chiên), rất thuận lợi cho giao thông thủy là điều kiện giao thương dễ dàng với quốc gia và quốc tế, mặt khác còn là 4 nguồn phù sa trọng yếu giàu dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng.

Bến tre có số dân tính đến tháng 4 năm 2009 có 1.354.589 người, mật độ dân số 583,37 người /km2 (làm tròn 583), mật độ dân số khá cao (cả nước 260). Tốc độ tăng dân số bình quân 0,7- 0,9%/năm. Nguồn lực lao động, Bến Tre có 873.689 lao động trong độ tuổi (873.689 /1.354.589 chiếm 64,5%), nhưng chất lượng lao động rất thấp cụ thể tỷ lệ lao động qua đào tạo huấn luyện đạt 26,88% so trên tổng số dân.

Bến tre có cơ cấu nhiều ngành nghề-lĩnh vực phục vụ nhu cầu của nhân dân; thiết chế xã hội cũng được quy củ và đảm bảo trật tự của một xã hội văn minh.

Ngành dừa và sản phẩm từ dừa của Bến Tre được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh; bởi lẽ đất trời nơi đây được thiên nhiên ưu đãi, cây dừa là cây có vòng đời hơn 60 năm, hiện diện trên xứ sở nầy hơn 300 năm nên rất thích nghi, đồng thời là cây có chuỗi giá trị dài hơn hẵn các loại cây trồng khác.

Cây dừa được trồng khắp trong tỉnh Bến Tre, tập trung vùng nước ngọt và lợ.

Diện tích, năng suất và sản lượng dừa


NĂM 

DIỆN TÍCH (ha) 

NS trái/ha/năm 

Sản lượng (trái)


1999 

32.364 

6.436 

208.294.704


2000 

37.758 

7.016 

264.910.120


2001 

35.540 

6.252 

222.196.080


2002 

35.262 

6.032 

212.700.384


2003 

35.018 

6.784 

237.562.112


2004 

35.855 

7.350 

263.754.750


2005 

36.827 

7.508 

276.497.116


2006 

34.104 

7.961 

271.501.944


2007 

34.906 

8.520 

287.974.500


2008 

47.569 

7.425 

353.199.825


Nguồn tin: Niên giám thống kê tỉnh Bến Tre năm 2004, năm 2007 và cung cấp của Phòng Tổng Hợp Cục Thống Kê Bến Tre.

Tính toán tốc độ phát triển bình quân của diện tích, năng suất và sản lượng:

Diện tích: 103,93%

Năng suất: 101,44%

Sản lượng: 105,42%



Từ số liệu và 3 kết quả đáng khích lệ là cả 3 chỉ tiêu đều tăng, mặc dù có một vài năm giảm, trong đó năng suất bình quân có tốc độ tăng chậm nhất (+ 1,14%), điều đó phản ảnh sự thiếu quan tâm đầu tư chiều sâu có thể là do giá giá cả không ổn định, hoặc là do giống bị thoái hóa; nếu thật vậy thì đáng báo động đến các nhà hoạch định chính sách và các nhà khoa học nông nghiệp. Bến Tre dự kiến vào năm 2015 đưa vào thu hoạch 5.000 ha dừa trồng từ chương trình năm 2006, đến lúc đó Bến Tre có tới 52.569 ha dừa thu hoạch; với năng suất 7.425 trái/ thì sản lượng đạt 390.324.825 trái, tăng 10,5% so năm 2008 và là nguồn nguyên liệu dồi dào.

Sản phẩm từ dừa rất phong phú về chủng loại, đa dạng về giá trị sử dụng, thỏa mãn rất nhiều nhu cầu từ giải khát, thực phẩm, chế biến công nghiệp, thủ công mỹ nghệ đến vật liệu xây dựng, dược phẩm;… và được sản xuất ở tất cả bộ phận: thân, lá, trái, vỏ, nước của dừa. Tình hình sản xuất chế biến sản phẩm từ dừa trong những năm qua được ghi nhận:

Nhà máy, cơ sở sản xuất sản phẩm từ dừa


Sản phẩm 

Tổng số nhà máy, cơ sở sx 

Nhà nước 

Ngoài nhà nước 

Công suất lắp đặt

(tấn/năm) 

Công suất thực tế

(tấn/năm) 

Tỷ lệ công suất

(%) 

Ghi chú


1. Cơm dừa nạo sấy 

16 


11 

400.000 

210.160,0 

52,54 

1 nhà máy 100% vốn nước ngoài


2.Dầu dừa thô 

23 


22 

18.000 

8.418,6 

46,77 

13 cơ sở sản xuất cá thể


3. Kẹo dừa 

151 


151 

30.000 

16.683,0 

55,61 

9 DNTN


4. Thạch dừa 

40 


40 

7.000 

1711,5 

24,45 

1 HTX


5. Chỉ xơ dừa 

265 


261 

65.000 

54.938,0 

84,52 

3 công ty


6. Thảm xơ dừa 

37 


37 

200.000 



1 công ty,

1HTX


7. vỏ dừa cắt lát 




2.000 



Liên doanh với Bỉ


8. Than thiêu kết, hoạt tính 

114 


112 

25.000 

18.000,0 

72,00 

-


9. Hàng thủ công mỹ nghệ 

107 


107 




Doanh thu hàng năm 20 tỷ đồng


10. Mụn dừa 




4.000 

1.394 

34,85 

-


Nguồn tin: Sở Công thương Bến tre (Hội thảo 18-19/5/2006)

Theo số liệu và tính toán trong cột tỷ lệ công suất (%) thì chưa có loại sản phẩm nào đạt tới 85%, có chỉ xơ dừa đạt 84,52% là cao nhất, thấp nhất là thạch dừa chỉ đạt 24,45%; điều này thể hiện tính hiệu quả còn thấp cũng có thể lãng phí, mà công suất đạt thấp dẫn đến giá thành tăng là một trong những lợi thế cạnh tranh bị suy giảm. Tuy nhiên từ bảng này cho thấy có đến 10 chủng loại sản phẩm từ dừa và có nhiều sản phẩm có khả năng xuất khẩu.

Xuất khẩu là sử dụng lợi thế của quốc gia, nhằm sử dụng nguồn lực có hiệu quả hơn, tình hình xuất khẩu các năm qua:

Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu


Mặt hàng 

Đvt 

Năm


2001 

2002 

2003 

2004 

2005 

2006 

2007


Dừa khô 

Triệu trái 

59 

56 

63 

78 

72 

76 

81


Chỉ xơ dừa 

Tấn 

39.377 

48.730 

63.774 

47.88 

65.50 

78145 

56730


Than thêu kết 

Tấn 

9.149 

15.595 

6.556 

4.593 

13.75 

6976 

10986


Thủ công mỹ nghệ 

1000

USD 



13 

71 

228 

465 

499


Cơm dừa nạo sấy 

Tấn 





13402 

6098 

12959


Nguồn tin: Sở công thương Bến Tre

Hàng năm kim ngạch xuất khẩu từ dừa mang lại gần 60 triệu mỹ kim chiếm 40% giá trị xuất khẩu, (Ông Tần Duy Phương, Phó giám đốc Sở Văn hóa & Du lịch Bến Tre, 10/12/2009).



Ngành dừa giải quyết hơn 300 ngàn lao động tham gia có việc làm tăng thu nhập, giảm gánh năng lao động dôi dư đồng biến với tốc độ công nghiệp hóa, góp phần xóa đói giảm nghèo đáng kể, tăng trưởng kinh tế của địa phương.



Tuy vậy sản phẩm từ dừa còn nhiều hạn chế như:

. Công nghệ sản xuất chưa thật sự tiên tiến.

. Đội ngũ lao động sử dụng kinh nghiệm là chủ yếu.

. Tổ chức sản xuất phân tán, tăng chí phí đầu vào, giảm lợi thế cạnh tranh.

. Đầu tư hạ tầng kỹ thuật tốn kém, hiệu quả kinh tế-xã hội thấp.

. Hệ thống thông tin chưa đủ mạnh, các kênh phân phối còn nhiều bất cập.

. Ô nhiễm môi trường …



Việt Nam là thành viên thứ 150 của WTO cùng với xu hướng toàn cầu hóa, đã mở ra nhiều cơ hội để ngành dừa-sản phẩm từ dừa nắm lấy, cùng với lợi thế tiềm năng từ tự nhiên ban tặng, kết hợp kinh nghiệm và truyền thống sản xuất dừa của người dân Bến Tre một lần nữa làm “ Đồng Khởi ” cho ngành dừa và sản phẩm từ dừa.



Sự phát triển vượt bậc của nhân loại về khoa học kỹ thuật, tiến trình hội nhập sâu-rộng mang tính quốc tế hóa, cùng với tiềm năng của đất-nước và con người cần cù lao động, giàu lòng nhân ái, có truyền thống không khuất phục trước nhũng khó khăn, sẵn sàng lao vào trận mới “xóa đói giảm nghèo”.

- Để ngành dừa-sản phẩm từ dừa phát triển bền vững xứng đáng với ngành mũi nhọn, cần có những chọn lựa quyết sách vừa mang tính khoa học và thực tiễn sát với tình hình của địa phương, phải giải quyết các vấn đề chủ yếu sau:

Xây dựng chiến lược sản phẩm từ dừa 2010-2020


TÊN CHIẾN LƯỢC 

NÔI DUNG CHỦ YẾU


1. Chiến lược phát triển mở rộng thị trường 

Giữ ổn định khách hàng cũ là Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan; thị trường mới Hàn Quốc và Nhật Bản; thị trường tiềm năng là EU, bằng các thông tin trên mạng, thu thập tìm hiểu thị trường mới tham gia chương trình hội chợ giới thiệu sản phẩm


2. Chiến lược về sản phẩm: gia tăng số lượng chất lượng đối với sản phẩm hiện hữu và hoàn thiện sản phẩm mới 

Đổi mới công nghệ, thiết kế lại sản phẩm, hợp lý hóa quá trình sản xuất; rút ngắn thời gian hoàn thiện sản phẩm mới để sớm đưa ra thị trường


3. Chiến lược hội nhập dọc về phía trước 

Quảng bá sản phẩm; đẩy mạnh chương trình xúc tiến thương mại rộng rải


4. Chiến lược hàng ngang 

- Tập trung nghiên cứu đưa ra những sản phẩm mới

- Tái cấu trúc và tổ chức hệ thống sản xuất, các kênh phân phối


5. Chiến lược hội nhập dọc về phía sau 

- Có chính sách thu mua nguyên liệu hợp lý, cũng như phương thức thu mua và thanh toán.

- Hỗ trợ ưu đãi về giống, kỹ thuật, vốn cho nông dân, những nhà cung cấp


Xây dựng và lựa chọn chiến lược là quá trình tìm kiếm lựa chọn xác định mục tiêu và đề ra con đường để đạt mục têu đó; thế nhưng đó mới chỉ là khả năng vì vậy biến khả năng thành hiện thực phải cần đến các giải pháp đồng bộ, thích ứng và năng động.



+Hoạch định-tái cấu trúc lại ngành sản xuất, chế biến sản phẩm từ dừa theo cụm hoặc khu công nghiệp với hướng tập trung, giảm chi phí đầu vào, tăng lợi thế cạnh tranh, tạo điều kiện thuận lợi áp dụng kỹ thuật tiên tiến nâng cao hiệu quả.



+Đào tạo và thu hút nguồn nhân lực có tay nghề cao cho ngành dừa, không chỉ phục vụ cho hiện tại mà còn nghiên cứu phát triển sản phẩm mới trong tương lai.



+Hình thành các hệ thống tiếp thị, kênh phân phối còn thiếu và yếu.

+Có chính sách đột phá ưu đải cho ngành dừa và các công cụ giữ nguồn nguyên liệu.



Như vậy không những ngành dừa phát triển bền vững, giải quyết thêm nhiều lao động xã hội có việc làm, tăng thu nhập mà còn tạo ra nhiều ngành nghề mới, đồng thời là động lực hiệu ứng thúc đẩy các lĩnh vực hoạt động khác phát tiển theo, trong đó có lĩnh vực dịch vụ-du lịch và thương mại chịu tác động tích cực.



Bến Tre ngày nay không còn ngăn sông cách nước, hơn 35 năm xây dựng và trưởng thành, có biết bao thành tựu đáng trân trọng; tin rằng trong tương lai không xa quê hương Xứ Dừa mãi xanh tươi và ngọt lịm với tên dừa.

Huỳnh Hữu Phước (Trường Cao Đẳng Bến Tre)



NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP
PHÁT TRIỂN

KHÁNG KHUẨN VÀ CHỐNG VIRUS BẰNG DẦU DỪA TINH KHIẾT

Standard

Các cuộc khủng hoảng y tế có thể mang lại lợi nhuận. Ai mà có thể dự đoán rằng hội chứng viêm phổi cấp (SARS) vào năm ngoái lại là đòn bẩy cho ngành dầu dừa của Philippines, quốc gia xuất khẩu sản phẩm dừa lớn nhất thế giới?

Việc virus SARS lây nhiễm cho 12 người và làm hai bệnh nhân tử vong tại Philippines đã thu hút sự quan tâm của mọi người tới nghiên cứu HIV của TS Conrado Dayrit, viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học hàng đầu tại đảo quốc này. Năm 1999, ông phát hiện dạng dầu dừa thuần khiết có thể phá vỡ màng bảo vệ của các loại virus, làm cho chúng dễ bị hệ miễn dịch của cơ thể tiêu diệt.
Giữa lúc SARS hoành hành vào đầu năm 2003, con trai của ông - bộ trưởng Bộ Y tế Manuel Dayrit gợi ý rằng dầu dừa tinh khiết có thể chống dạng virus này. Sáng hôm sau, nhu cầu dầu dừa tăng vọt và số nhà sản xuất tăng tới con số 28. Jun Mamangun, giám đốc Hiệp hội các nhà sản xuất và buôn bán dầu dừa tinh khiết cho biết: ''Chúng tôi không mong đợi nhu cầu sẽ lớn tới vậy. Chúng tôi quá ngạc nhiên''.
Dayrit khuyến cáo do nguồn tài chính hạn hẹp nên thử nghiệm lâm sàng của ông chỉ được tiến hành trên 15 bệnh nhân AIDS trong vòng sáu tháng. Lượng virus trong cơ thể họ giảm và hệ miễn dịch được cải thiện trong thời gian sử dụng dầu dừa tinh khiết. Tuy nhiên, cho tới khi nghiên cứu lâm sàng được tiến hành trên quy mô lớn với thời gian lâu hơn, nghiên cứu của TS Dayrit vẫn chỉ được coi là sơ bộ.
Kết quả nghiên cứu của ông bổ sung cho nhiều nghiên cứu ở Mỹ và Iceland. Các nghiên cứu đó chỉ ra rằng dầu dừa không chỉ có đặc tính chống virus mà còn kháng khuẩn và nấm. Ngoài ra, nó còn tăng cường hệ tiêu hóa, hoạt động miễn dịch và trao đổi chất. Điều đáng ngạc nhiên hơn là dầu dừa có thể góp phần phòng ngừa bệnh tim.
ầu dừa tinh khiết được chiết xuất từ phần cùi tươi, màu trắng của dừa già. Nó chứa axít béo lauric ở mức cao. Axít lauric biến thành hợp chất monolaurrin với tác dụng chống các loại virus có lớp vỏ lipid chẳng hạn như SARS và HIV. Monolaurin cũng phá hủy các loại vi khuẩn và nấm gây hại nhất định. Trên thực tế, axít lauric đã được chiết xuất từ dừa trong nhiều năm qua để làm thực phẩm cho trẻ sinh thiếu tháng, điều trị cho người có vấn đề về miễn dịch và sử dụng trong đồ uống tăng lực.
Đây là sự thay đổi vận mệnh đối với một loại dầu từng bị lên án là chất béo tồi, làm tăng cholesterol và gây nghẽn động mạch. Nó phải chịu cảnh "ấm ức" so với các loại dầu thực vật khác như bắp và đậu nành. Nhà dinh dưỡng Bruce Fife, người ủng hộ dầu dừa tinh khiết tại Mỹ, nói: ''Do dầu dừa được coi là một loại dầu no nên mọi người mù quáng coi nó là không tốt cho sức khỏe. Nó được cho là cùng một giuộc với chất béo trong thịt bò và mỡ lợn''. Tuy nhiên, axít lauric là một loại axít béo được cơ thể chuyển hóa nhanh, biến chất béo thành năng lượng chứ không phải dự trữ chúng như mỡ. Dầu dừa không làm tăng cholesterol và giữ cho tim khỏe mạnh.
Tất cả những điều trên rất... lọt tai người trồng dừa và sản xuất dầu tại Philippines. Phần lớn sản lượng dừa được chế biến thành cùi dừa khô, tạo ra một loại dầu thô để sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng thấp như xà phòng và bột giặt. Giá cùi dừa khô là 600 USD/tấn trong khi giá dầu dừa tinh khiết là 8.000 USD/tấn. Chẳng thế mà Danilo Coronacion, giám đốc Cục Dừa Philippines ước tính tổng sản lượng dầu dừa tinh khiết sẽ tăng gấp đôi, lên 50 tấn mỗi tháng trong vòng một năm nữa.
Sản xuất dầu dừa tinh khiết không cần công nghệ cao. Nhà sản xuất xát cùi dừa, ép lấy nước rồi để cho dầu tự tách ra và nổi lên. Sau đó, dầu được đóng chai. Dầu tinh khiết trong, có vị hơi ngọt và có mùi kem chống nắng. Vấn đề là phải đảm bảo chất lượng.
Trích từ Orient life




NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP
PHÁT TRIỂN

Thứ Năm, 2 tháng 5, 2013

Dừa đi vào nét văn hóa ẩm thực của người Bến Tre

Standard

Cây dừa đã trở thành một chuỗi giá trị kinh tế toàn diện, tạo hàng trăm dòng sản phẩm, đang chiếm một vị trí then chốt trong sự nghiệp phát triển của Bến Tre. Những giấc mơ xanh về một cuộc sống thanh bình gắn bó với thiên nhiên, hoa trái và những rặng dừa xanh biếc.
Dừa đi vào nét văn hóa ẩm thực của người Bến Tre

Người dân xứ dừa cư trú trong một hệ sinh thái đặc biệt, bao bọc bởi nhiều sông rạch với nhiều nguồn lợi thủy hải sản tự nhiên phong phú, với nhiều sản vật tự nhiên vốn chỉ có trong rừng dừa. Người Bến Tre đã biết khai thác các nguồn sản vật đặc trưng đó để sáng tạo các món ăn, kiểu ăn độc đáo của riêng mình.
Trong những bữa ăn thường ngày của người dân Bến Tre cũng như những ngày lễ, tết, những món “đặc sản” dùng để đãi bạn bè, người thân hay thực khách bốn phương đều không thể thiếu nguyên liệu dừa. Cách ăn của người dân Bến Tre mang sắc thái chung của lối ăn dân dã: ăn nhiều tôm cá và các thủy hải sản tự nhiên, tận dụng nhiều loại rau thiên nhiên có sẵn trong môi trường. Dưới những mương rạch của rừng dừa còn có nhiều loài tôm cá đặc biệt như cá bống dừa, cua, tôm càng xanh, tép, hến và nhiều loại thủy sản khác. Trong hệ sinh thái rừng dừa còn có loài ong ruồi chuyên lấy mật từ hoa dừa, các loài rắn, rùa, cua đinh, kỳ đà, rắn mối… cũng góp phần làm cho nguồn thực phẩm của người Bến Tre thêm phong phú. Dưới đất trồng dừa còn có nấm mối, các loài rau tự nhiên mọc xen lẫn. Những hệ động thực vật đa dạng trong rừng dừa cũng là thành phần của một số món ăn, đồ uống đặc sắc của người Bến Tre từ xưa tới nay, và mấy ai biết được: Chuột dừa, một loài vật chuyên phá hại dừa nhưng lại là một món ăn được ưa chuộng nơi đây.
      
Có lẽ ai trong chúng ta cũng biết và hình dung đầu tiên khi nhắc tới sản phẩm về Dừa: đó là uống nước dừa. Có lẽ nhờ khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp nên những giống dừa trồng ở Bến Tre như dừa dâu, dừa chùm, trái nhỏ, nước rất ngọt, 1 buồng có khoảng 30 - 40 trái. Chỉ đến Bến Tre, người ta mới được thưởng thức 1 loại nước dừa đặc biệt: dừa dứa – điều đặc biệt ở trái dừa này là khi uống có thơm mùi của trái dứa. Dừa xiêm xanh, dừa Tam quan … mỗi loại dừa đều có kiểu ngon riêng, người Bến Tre có câu “uống nước dừa xiêm khỏi tiêm thuốc bổ” để ca ngợi quả dừa. Người sành điệu chỉ thích bưng quả dừa mà uống, ai thích ăn cùi thì có thể nạo ăn.
Đối với những chị em khi mang thai, họ thường chịu khó uống nước dừa hàng ngày vì tin rằng nước dừa sẽ giúp đứa trẻ sinh ra có làn da trắng trẻo, mịn màng. Người Việt Nam ai cũng phải công nhận các loại thức uống công nghiệp đắt tiền nhưng chẳng thể sánh với vị nước dừa quê hương, vừa ngon lại vừa bổ.
Ngoài công dụng giải khát, nước dừa còn dùng để kho thịt, nấu rất nhiều món ăn như tiềm, ram, ca-ri, rô-ti, làm nước luộc tôm, gà, vịt… Nước dừa cũng được dùng làm giấm ăn, dùng để nhúng bánh tráng khi làm món chả giò để chả có màu vàng ruộm và vỏ được giòn.
Nước dừa khô có độ ngọt thấp thì được dùng chế biến thành nhiều thứ như thạch dừa, hoặc nấu cô đặc lại thành nước hàng để  kho thịt cá. Thịt hoặc cá ướp nước màu dừa có màu vàng ươm rất đẹp còn làm cho món ăn có mùi thơm đậm đặc của nước dừa. Nước màu dừa rất ngon vì thế được nhân dân Bến Tre rất ưa dùng.
Phần cùi dừa được sử dụng vào các mục đích như: dừa nạo non, dừa nạo dẻo, dừa cứng cạy, dừa rám và dừa khô. Dừa cứng cạy và dừa rám được dùng làm mứt, kho chung với thịt, hoặc có thể chiên bột giả món tôm chiên, dùng làm món ăn chay, tùy ý thích mà chọn độ cứng của dừa. Khi chọn dừa chỉ cần búng tay vào quả hoặc khẻ lắc quả dừa để chọn đúng “tuổi” quả dừa nào phù hợp với yêu cầu chế biến. Ngoài ra người ta còn nạo thành sợi rắc lên xôi, bắp hầm, món khoai mì quết, làm nhân bánh ít, bánh phu thê, trộn gỏi .
Nước cốt dừa rất đa dụng trong việc chế biến món ăn. Vị béo đậm đà của nước cốt dừa là một hương vị đặc trưng, một trong những nguyên liệu cơ bản. Dừa rám, dừa khô được nạo nhuyễn vắt lấy nước cốt, có thể nạo dừa bằng bàn nạo tay hoặc bằng máy, sau đó nhào với nước ấm rồi vắt, ép lấy nước cốt trắng tinh như sữa nên còn được gọi là sữa dừa. Các loại kẹo, bánh, chè, kem cũng như rất nhiều món mặn dùng trong ngày thường hay giỗ chạp, lễ, tết đều không thể thiếu nước cốt dừa.
Khi trái dừa khô mọc mầm, bên trong hình thành một cái “phổi” dùng để hút nước nuôi mầm gọi là mộng dừa. Mộng dừa xốp, ngọt, dùng để ăn chơi hay xào tép đều ngon. Ngoài ra còn có món đuông dừa thơm và bổ, là món ăn ngày xưa dùng để tiến vua. Đuông dừa là một loại ấu trùng của loài bọ dừa cánh cứng sống trong thân cây dừa, người ta bổ thân cây dừa để lấy con ấu trùng này chế biến thành một món ăn đặc biệt.
Rượu dừa là thứ rượu được chế một cách đơn giản và độc đáo. Người ta trèo lên cây dừa, chọn buồng dừa nạo, đục cuống nhét viên men rượu vào, khoảng 10 ngày sau nước dừa lên men biến thành một loại rượu nhẹ uống rất ngon.
Các món ăn được chế biến từ những sản vật trong hệ sinh thái rừng dừa – sông nước được chia làm 3 loại:
1. Loại động vật gồm: chuột dừa, cúm núm quay nước dừa; rắn mối nấu cháo đậu xanh hay xào sả ớt; rắn nước bằm xúc bánh tráng; rắn bông súng hầm sả, nước dừa; ong vò vẽ non nấu cháo đậu xanh; ong vò vẽ già chiên giòn; dơi quạ quay chảo; dơi sen luộc chấm muối tiêu chanh; ếch xào lá cách.
2. Loại thủy hải sản gồm: cá bống dừa kho nước cốt, cá lòng tong chiên, cá lóc nướng trui, tôm càng xanh luộc nước dừa…
3. Loại thực vật gồm: nấm mối nướng, nấm mối xào lá cách, củ hủ dừa hầm giò heo…

Đến với Bến Tre, du khách có thể thưởng thức hầu hết các loại sản vật làm từ dừa và đặc biệt được nếm thử các hương vị ẩm thực làm từ trái Dừa Bến Tre, niềm tự hào của quê hương Đồng Khởi.





NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP
PHÁT TRIỂN

Dìa miền Tây một chuyến đi chị

Standard

Em gọi điện thoại rủ rê: “Dìa miền Tây một chuyến đi chị”. Chị ngần ngừ hỏi giác này ở dưới có gì ăn? Em ra vẻ bí mật, đi rồi hẵng biết.
Dân đồng bằng sành điệu
Chị lên đường, lòng tơ tưởng đến tộ canh chua cá linh non nấu với bông điên điển cùng ơ cá bống kho tiêu đã đọc nhiều trên các báo. Ai dè, em cười nhạo ngay khi đón chị ở Bến Tre. Miệt này làm gì có cá linh, xứ dừa thì chỉ có... chuột dừa. Chuột ở đây là chuột sạch, ngon và bổ hơn chuột đồng, vì "tụi nó" ăn toàn đọt dừa non với cơm dừa, ăn xong "tụi nó" còn tắm tiên bằng nước dừa nữa cho nên thịt trắng tươi, ngon vô kể...

Mới nghe đến chừng đó chị đã đủ phát thèm, dù trong tâm trí, hình ảnh những con chuột thành phố vẫn còn ám ảnh. Bạn Bến Tre dường như biết ý bồi thêm: "Ở đây đi săn chuột là một nghệ thuật, ăn thịt chuột là một hành động văn hóa, ăn để góp phần bảo vệ mùa màng, cây trái cho bà con nông dân. Thịt chuột hơn hẳn các loại khác ở chỗ có nhiều vị thuốc bổ.

Y học cổ truyền gọi là "lão thử" vì thịt chuột có vị ngọt, tính ấm, không độc, làm mạnh khí, ích tinh, hàn thương tích, liền xương cốt, có chất ngưu hoàng giúp nâng cao thị lực về ban đêm. Còn ở đây, người dân thích ăn vì chuột chữa bệnh suy dinh dưỡng cho trẻ, suy nhược cho người già, giúp phụ nữ trẻ đẹp lâu...".

Nói xong, mặc kệ mấy chị em nhìn nhau bán tín bán nghi vụ trẻ đẹp lâu, bạn quơ cái giàn thun máng trên góc cột đeo vô cổ, cầm cây sào dài đi ra vườn. Độ một tiếng sau, bạn trở vào nhà, trên tay đã có một xâu chuột. Bạn lúi húi đốt rơm thui, bằm chặt, đâm giã sau bếp một hồi, mùi thơm đã xộc lên nức mũi. Mâm chuột ba món: nướng chao, hấp cơm, xào lá cách nằm chễm chệ trên bàn. Bạn réo mọi người nhào vô ăn thử.

Đầu tiên là một miếng nướng chao, dai mà mềm, vị béo của chao hòa với vị béo của thịt tạo nên một vị mới, thêm vài cọng rau răm cay nồng vào để thấy rõ ràng miếng thịt ngọt lừ. Món kế tiếp được bạn giới thiệu là đã đặt chuột lên miếng lá chuối hấp trong nồi cơm, nhưng vì sợ khách... hết hồn, nên xé ra ngay từ dưới bếp. Mới nhìn miếng thịt trắng phau, nghĩ sẽ không có mùi vị gì, những chấm chút muối ớt hiểm, nhai chầm chậm, nhận ra ngay nó có vị của miếng cơm dừa, thịt săn chắc và thơm lạ. Cuối bữa, để đi đường xa chắc bụng, bạn bắt khách làm chén cơm với món xào.

Thịt chuột bằm nhuyễn quyện với những sợi rau xanh mướt xắt mỏng, thêm vài lát củ hành... măn mẳn, hăng nồng, sao mà bắt cơm một cách lạ lùng. Bạn nói lá cách là cây dại, mọc nhiều ở trong các vườn dừa của Bến Tre, thuộc diện “rau sạch không chờ quy hoạch". Theo Đông y, lá cách có tác dụng thông tiểu, hạ huyết áp, phòng ngừa sỏi thận, mát gan, trị nhức mỏi, điều hòa kinh nguyệt, lợi sữa... Chính vì những công dụng trên, bà con lấy lá cách xào với thịt chuột làm món dành riêng cho chị em phụ nữ. Giờ đây món này cũng thường xuyên có mặt trong bữa cơm gia đình.

Chưa được thưởng thức hết những món thịt chuột khác như chuột muối sả ớt, quay chảo, nấu cà ri, em đã giục chị lên đường. Đánh một vòng qua Vĩnh Long, Cần Thơ. Nghe chị nói muốn ăn cá, em đèo chị về Hậu Giang, vô Long Mỹ... Hai bên đường, người ta bày bán những mớ đọt choại xoăn đỏ, tươi chong, thấy bắt thèm. Đi một lát lại thấy bày bán những chùm trái xanh chen trái tím nhìn bắt mắt, muốn mua để nhâm nhi liền tức thời.

Em cản, thứ trái giác đó ăn sống ngứa miệng, dành để kho cá, nấu canh... Em hứa, sẽ cho chị thưởng thức. Cao lương mỹ vị thì em tìm không ra chớ đọt choại với trái giác mọc đầy ngoài bưng, đi một lát, có một rổ. Quan trọng là người chế biến... Bạn Hậu Giang đón khách với mớ cá tôm vừa kiếm được từ mấy cái mương sau vườn. Bạn làm cá, khách tìm rau. Mâm cơm bạn dọn lên cũng ba món, đọt choại xào tôm đất, canh chua cá rô nấu với trái giác và trái giác kho cá trê.

Món xào vừa chín tới làm cho con tôm dai, thơm mùi bùn non, còn đọt choại thì giòn, ngọt hậu, thơm mùi của sương, của cỏ. Cái ngộ ở đây là cùng nấu với trái giác, nhưng tộ canh cá rô lại có vị chua thanh, nhưng khi kho với cá trê thì nó lại có vị chua khác, không giống với vị của cá trê kho cải chua, cũng không giống với vị của cá biển kho cà chua hay khóm, nói chung là khó diễn tả được, chỉ biết, món nào cũng... quá được, quá hạp.

Bạn kể mấy thứ rau trái này hồi trước bị bỏ cù bất cù bơ, bữa nào không có gì ăn mới nhớ tới nó, nhưng sau, xem ti vi, nghe đài biết đọt choại có nhiều chất sắt, giảm cholesterol, thông huyết mạch, mát gan, tiêu mỡ, ngừa nhức mỏi, còn trái giác thì ngoài công dụng thông tiểu, hạ huyết áp, còn là liều thuốc chống mệt mỏi, đau cơ khớp, tăng sức đề kháng. Bà con mình thấy có lý, chế ra món này món kia cho lạ miệng hơn, nhờ vậy mà "tụi nó" đổi đời, trở thành đặc sản.

Chỉ có điều, theo như lời bạn thì bà con mình bây giờ rất... bảnh, không vì thứ đó bán được mà nhịn như ngày trước, cái nào bán thì bán, cái nào ăn thì ăn, ăn nên thuốc, lại không tốn tiền mà ngại gì. Cho nên, mỗi nhà tự chế biến ra nhiều kiểu, đọt choại nhúng lẩu, luộc chấm nước mắm giằm cá chiên hay mắm kho quẹt... cũng thuộc hàng ngon nhứt xứ. Còn trái giác thì ngoài kho với cá trê, người ta còn kho với cá rô mề, để lửa riu riu, cá rô thấm vị chua của giác, ngon đặc biệt lắm.

Kể cũng ngộ, cùng là trái chua, mà thiên nhiên lại ban cho mỗi thứ trái một vị khác nhau: bần, bứa, giác, me, chanh, cóc. . . Bạn bổ sung thêm trái trúc, chỉ có ở vùng Bảy Núi. Trước đây, người Khmer An Giang chỉ trồng trong vườn nhà để dành làm thuốc, nhưng nay thì cả lá và trái đang nổi tiếng ở vùng này. Vậy là hai chị em lên đường đi Tri Tôn. Hỏi thăm, bà con nói nên ăn món cháo lòng bò trái trúc ở quán Thủy Đen, mà chỉ bán giác sáng sớm, tám giờ trở đi là coi như vét nồi.

Tìm đúng địa chỉ quán... dễ òm, vì ai cũng biết. Chủ quán là một phụ nữ người Khmer đang ngồi cạnh nồi cháo bự chảng và mâm lòng bò cao ngất. Chỉ nhìn lướt sơ nhiêu đó đã đoán được lượt khách đến quán đông cỡ nào. Thấy khách ở xa đến, mọi người tranh nhau nhường chỗ, nhường tô. Vài anh nhiệt tình hướng dẫn vắt một nửa trái trúc vô chén nước mắm để chấm lòng bò, nửa trái còn lại vắt vô tô cháo, mà phải vắt ngược để nước cốt từ trong múi trúc tràn từ từ qua vỏ, mang theo hết tinh dầu.

Làm y theo lời anh, tô cháo lòng bò có mùi vị rất lạ: chua, the, thơm, nồng... mỗi thứ một chút xíu, nhưng vừa đủ để làm cho tô cháo có sức hấp dẫn riêng. Đến khi chấm lát lòng bò vào chén nước mắm ớt thì mùi thơm từ tinh dầu của trái trúc mới rõ ràng hơn, the mà không gắt, thơm mà không nồng, khiến người ta nuốt nước miếng cái ực khi vừa xộc vào mũi...

Điều đáng ngạc nhiên là sao "tụi nói” lại hợp nhau dữ vậy? Một ông khách trong quán là dân địa phương kể, cây trúc ngày trước để dành trị bệnh đường tiêu hóa, cảm cúm, ho, bệnh gan mật, cao huyết áp, sử dụng hết từ lá, vỏ, hạt, nước cốt không bỏ thứ gì.

Sau này, khi đời sống ngày một khấm khá hơn, bữa ăn có nhiều thịt thà, người ta mới nghĩ đến chuyện làm cho những món ấy trở nên dễ tiêu hóa hơn bằng cách ướp vỏ trái hoặc lá trúc vào những món gà, bò, lươn, rắn trước khi nấu chín, và nước cõi cùng tinh dầu tươi cho các món nước chấm đi kèm, giúp kích thích dịch vị.

Sẵn trớn, buổi trưa, hai chị em rủ nhau đi tham quan rừng tràm Trà Sư và nhứt định phải ăn bằng được món gà hấp lá trúc tại đây. Con gà vừa đặt xuống bàn đã nghe thoang thoảng hương của quế, của lá cà ri, của mớ hương liệu nấu phở... Người ta nói khi tẩm ướp con gà để hấp, nhà bếp đã ướp lá trúc và vỏ trái trúc bằm nhuyễn trộn với các thứ gia vị khác.

Giờ thì trái trúc không còn là cây truyền thống của riêng người Khmer An Giang nữa, dọc đường nhiều chỗ bán cây giống trái trúc, ngoài chợ, trái trúc cũng có mặt, nhưng cao giá hơn chanh gấp bốn, năm lần. Hỏi chị bán trái trúc, cùng giống chanh mà sao mắc dữ, chị không ưng bụng, ngó lơ chỗ khác, miệng lầm bầm: "Gặp khi nghịch mùa không có một trái để làm thuốc, ở đó mà mắc với rẻ...". Tới đây thì phải công nhận là dân miền Tây mình sành ăn. Ăn không chỉ ngon, mà phải bổ và có lợi cho sức khỏe.




NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP
PHÁT TRIỂN

Dừa nước, thốt nốt – Quà riêng của miệt đồng bằng sông Cửu Long

Standard

Nhiều người ăn dừa nước, thốt nốt mà chẳng biết hình dạng quả nó thế nào, đến khi khám phá ra, lại ngỡ ngàng. Vì gọi là dừa nhưng chẳng giống dừa, không gọi là dừa thì nhìn lại giống dừa hơn!
Dừa nước, thốt nốt – Quà riêng của miệt đồng bằng sông Cửu Long

                                                 Cây thốt nốt
        
                                                  Cây dừa nước
Hình như ở đất Sài Gòn này, không có món gì mà người ta không thể tìm thấy, từ dân dã đến sang trọng, mỗi món một vẻ. Thế cho nên bạn đừng ngạc nhiên khi thấy dọc bên các lề đường, những xe bán hàng rong chở đầy đặc sản của vùng sông nước đồng bằng: dừa nước - thốt nốt.
         
                                 
Quà riêng mỗi miền
Ở miệt đồng bằng sông Cửu Long, dừa nước thường mọc cặp hai bên mé sông. Người ta trồng dừa nước cũng chỉ để che chắn bờ sông cho đỡ sạt lở và dùng lá của nó để chằm, lợp nhà cho mát, ít ai ăn trái. Hoa dừa rất thơm, trổ quanh năm và đậu quả sai. Một buồng dừa nước có thể chi chít đến hàng trăm quả nhỏ. Quả có hình thù khá lạ, phía dưới hơi chum lại, đầu xòe ra như rẻ quạt. Khi quả dừa vừa già tới, bổ đôi ra sẽ thấy phần cơm bên trong nõn nà. Nếu lỡ dừa còn non thì cơm sẽ váng cháo, có nước thơm nhưng hơi chua. Cơm dừa trắng ngần, ăn vừa giòn vừa dai, có mùi thơm rất lạ. Trước đây, nó vẫn chỉ là thứ ăn chơi của trẻ con, không ai nghĩ một ngày nào đó dừa nước sẽ “hiên ngang” có mặt ở đất thành phố như một thứ đặc sản không rẻ tí nào.
            
                                                       Quả dừa nước
           
                                                       Quả thốt nốt
Thốt nốt thì vốn có tiếng từ lâu, thường được dùng để nấu đường ăn chơi và uống kèm với trà, ngon và thơm lừng. Quả thốt nốt gần giống với quả dừa xiêm xanh hơn là dừa nước. Khi bổ ra, bên trong là những múi cơm nhỏ rất ngọt, dẻo và đầy nhựa. Dừa nước và thốt nốt cũng có cơm hơi giống nhau nên được xếp vào cùng một họ nhưng mỗi thứ là một vị khác nhau, không thứ nào giống thứ nào. Người ta bán thốt nốt cùng chung với dừa nước chắc cũng là một cách để khách mua so sánh và thử cả hai vì xem ra chúng có vẻ giống nhau: cơm cũng trắng phau phau, có hình múi nhỏ bầu dục, mùi thơm cũng từa tựa. Nhưng cứ thử sẽ thấy khác.
Những chiếc xe rong chở đầy quả lạ
Dong xe một vòng thành phố, bạn sẽ không khó để bắt gặp những chiếc xe dừa nước - thốt nốt. Người bán cứ tách ra sẵn, cho vào túi, để trong tủ kính hoặc cho vào túi, ướp lạnh. Khi mua, khách chỉ cần nói bao nhiêu là có ngay. Nếu thích, bạn cứ nhờ người bán bổ thử một quả xem tận mắt sẽ biết cơm dừa bên trong thế nào vì đôi khi người thành phố rất “quê mùa” với những thứ xem ra hơi lạ lẫm ấy. Dừa nước ăn vào nghe sừn sựt, ngòn ngọt, thanh mát và hơi cứng hơn thốt nốt. Riêng thốt nốt, nhiều người thích bởi cái nhựa đường của nó, tuy ngọt nhưng nếu nếm kỹ sẽ thấy hơi chua chua, vị chua như vị mật lên men, rất lạ. Trong sâm bổ lượng, người ta cũng cho thốt nốt vào, ăn vừa bùi vừa thơm. Và ở menu của nhiều quán giải khát cũng có mặt dừa nước và thốt nốt. Dừa nước thì chỉ đơn giản là ướp đá lạnh, thế là có ngay một đĩa trái cây độc nhất một thứ: dừa nước. Thốt nốt thì ngoài việc cho vào ly sâm bổ lượng, bạn còn có thể thưởng thức món chè nấu từ thứ “mật đường” này. Nhưng đó chỉ là những sáng tạo thêm thôi chứ thật ra cách thưởng thức ngon nhất vẫn là mua dừa nước - thốt nốt ở những xe đẩy, mang về nhà ăn dần. Loại này phải ướp lạnh mới ngon. Thường thì người bán sẽ đặt dựng đứng khoảng nửa cây đá vào một thau to và ngâm thốt nốt - dừa nước vào để đảm bảo đủ lạnh. Nếu khách chần chừ, chưa biết ăn chúng ra sao, có để được lâu không thì người bán bao giờ cũng đon đả: cứ thử đi, thứ này bảo đảm ngon và mát lắm, quà thiên nhiên đấy. Và quả thật, chỉ có ăn vào mới cảm nhận được nó mát và ngọt đến thế nào. Dừa nước - thốt nốt cũng như nhiều loại trái cây khác, ăn trực tiếp là ngon nhất, không cần cầu kỳ chế biến. Và để ăn cho “đã”, bạn phải ăn đến cả buồng! Nhiều người thậm chí khi dừng lại cũng chỉ để tận mắt xem thứ trái lạ mà thôi vì đối với họ, nó đặc biệt lắm.
          
                                                           Ruột quả dừa nước
          
                                                             Ruột quả thốt nốt
Thường thì khi bán ở vỉa hè, người ta chỉ tạt ngang, mua về chứ không thể ngồi ăn vì cứ theo sở thích, ai muốn dùng thế nào thì chế biến thế ấy, có thể thêm đường, cho đá, nấu chè tùy thích, người bán cũng chỉ bán cái cơm ngon ngọt mà thôi.
Thành phố có nhiều người bán dừa nước và thốt nốt dạo nhưng tập trung hơn cả là trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, đoạn gần Hàng Xanh. Cứ đến mỗi trưa là người ta lại bày hàng ra, ít khi nào thấy buổi sáng. Nguồn cung cấp bây giờ không thiếu. Theo người bán, hễ cái gì ngon, ở quê hay tận nơi xa xôi nào người ta cũng tìm được. Loại này người dân quê quen quá nên ít ai bán, đem vào thành phố lại đắt hàng nườm nượp. Tuy vậy, ở quê bây giờ người ta cũng ý thức được giá trị kinh tế của thứ đặc sản này nên giờ nó cũng có giá hẳn, không còn rẻ rúng như trước đây.
Đường phố vẫn tấp nập ngược xuôi, những chiếc xe dừa nước, thốt nốt rong vẫn nhẫn nại ở một góc đường nào đó. Người bán vẫn cứ tách cơm dừa, thốt nốt cho vào từng túi nhỏ, ngâm chúng vào đá để giữ lạnh tuyệt đối, thỉnh thoảng lại ngó quanh quất sang đường. Người mua quen dừng lại, chọn cho mình một túi ưng ý rồi lại phóng xe đi, người muốn thử thì cứ tự nhiên thử, nhấm nháp xem ngon lạ thế nào và cũng chẳng phải chần chừ khi quyết định phải mua. Hai thứ ấy cũng là quà riêng của vùng đất nhiệt đới này mà lắm lúc khách nước ngoài cũng muốn thưởng thức.




NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP
PHÁT TRIỂN

Cách làm bánh mì dừa

Standard

Công thức:
·                     300g bột mỳ
·                     150g đường
·                     2 trứng gà
·                     300ml sữa tươi
·                     120g dừa tấm thật khô
·                     1 muỗng cà phê bột nổi (baking powder)
·                     2 muỗng cà phê bột quế
·                     75g bơ đun chảy để nguội
·                     Chút muối
Cách làm:
1.                  Vặn lò 180°C, chống dính khuôn
2.                  Đánh tan trứng, khuấy tan với sữa tươi và bơ.
3.                  Trong một tô lớn, trộn đều bột mỳ, bột nổi, dừa khô, đường, bột quế và muối.
4.                  Đổ từ từ hỗn hợp trứng sữa vào tô bột, dùng đũa khuấy đến khi bột vừa ướt đều là được. Tránh trộn kỹ bánh sẽ bị dai.
5.                  Cho khuôn vào giữa lò, nướng 1 giờ 15 phút hoặc đến khi bánh có màu vàng như ý, không dính tăm thử là được. Bánh chín đổ ra khỏi khuôn, cắt lát, dùng ấm hoặc lạnh đều ngon.




NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP
PHÁT TRIỂN

Làm bánh Cookies dừa

Standard
Làm bánh Cookies dừa
Nguyên liệu (khoảng 15-20 cái)

- 150g bột mì đa dụng
- 1 tsp baking powder
- 1/8 tsp muối
- 125g bơ nhạt, để mềm
- 70g đường trắng
- 1 quả trứng to
- 125g dừa vụn khô

Cách làm
- Bật lò ở 200 độ C. Lót giấy nướng bánh hoặc phết bơ lên khay nướng.

- Trộn lẫn bột, baking powder và muối vào chung 1 bát.

- Đánh bơ và đường bằng máy đánh ở tốc độ cao đến khi hỗn hợp nhuyễn mượt như kem. Cho trứng, đánh cho trứng vừa quện với bơ.

- Trộn hỗn hợp bột và dừa khô vào đến khi hỗn hợp quện đều.

- Xúc từng thìa hỗn hợp bột bánh lên khay nướng, từng chiếc để cách nhau vài centimet.

- Nướng 10-15 phút đến khi bánh vàng đều. Nếu muốn bánh vàng nâu sẫm thì nướng thêm 2-3 phút nữa.

- Để bánh nguội trên khay nướng 15 phút rồi chuyển bánh ra giá cho nguội hẳn.





NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP
PHÁT TRIỂN

Cơm trong trái dừa – Đặc sản của Bến Tre

Standard
Cơm dừa đây không phải là cơm của trái dừa mà là gạo được cho vào trái dừa chưng cách thủy chín thành cơm. Trái dừa dùng nấu cơm, phải chọn loại dừa dùng uống nước như: dừa xiêm, dừa ẻo, dừa dứa..., trái dừa cần ở tuổi vừa nạo, trái non hoặc cứng cạy. Nếu sử dụng dừa khô thì chất lượng nước dừa không ngọt, không thơm.

Gạo dùng nấu cơm, phải là gạo dẻo thơm, được vo sạch để trong rổ cho thật ráo nước. Trái dừa dùng làm "nồi cơm", mở miệng ở phần đuôi đổ nước ra ngoài, sau đó cho gạo vào trái dừa và đổ nước dừa hòa với gạo, sao cho gạo và nước dừa cân bằng nhau, cơm mới khô dẻo. Ðây là nghệ thuật nấu cơm dừa, vì nếu cho nhiều nước quá, cơm bị nhão. Ít nước, cơm sẽ không chín. Chú ý: cơm dừa trong suốt thời gian nấu không được xới; khách sẽ thích thú khi tự tay cầm muỗng xới cơm trong quả dừa, vì đây chính là cơm được hấp chín trong trái dừa.

Ăn cơm dừa, bạn nhớ dùng muỗng nhỏ và nhai chầm chậm thôi, sẽ thưởng thức vị ngọt lẫn hương thơm của nước dừa thấm vào hạt cơm. Cơm dừa nên dùng khi còn nóng với tép rang dừa thì càng ngon hơn.



NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP
PHÁT TRIỂN

Thứ Tư, 1 tháng 5, 2013

Dầu Dừa - Người bạn của tim mạch

Standard
  "Dầu dừa là thứ dầu tốt nhất cho sức khỏe". Đó là
lời của Ts.Bruce Fife, N.D., tác giả của bài viết "Dầu
dừa: vị thuốc mầu nhiệm". Trong khi một số người
hoàn toàn không thích dùng nước cốt dừa, một số khác
lại rất ưa chuộng nước cốt dừa không biết do mùi vị
đậm đà của nó hay vì lợi ích mà nó đem lại cho sức
khỏe. Nhưng thường là số sau nhiều hơn do người ta
đã nhận biết được những lợi ích của nước cốt dừa trên
cả hai phương diện sức khỏe và khẩu vị.
Mới đây trong năm 2006, nhiều chuyên gia, nhà khoa học và các nhà nghiên
cứu nổi tiếng đã tiến hành một chiến dịch hành động nhằm thông tin giáo dục
mọi người về lợi ích cho sức khỏe của dầu dừa nguyên chất (nước cốt dừa).
Trong phỏng vấn với ông Jay Corpus, phó chủ tịch tập đoàn khai thác dừa
Maria Makiling, ông nhấn mạnh rằng chúng ta nên thay đổi cách nhìn về nguồn
dầu dừa nguyên chất, xem nó như là một thành phần có ích cho sức khỏe trong
chế độ ăn hàng ngày.
Khi dầu dừa đã từng nhận bao tiếng xấu?
Dầu dừa lần đầu tiên nhận tiếng xấu vào khoảng thập niên 1950. Khởi đầu từ
phát biểu của một nhà nghiên cứu ở Minnesota khẳng định "dịch bệnh tim
mạch" trong thời gian này là do các chất béo thực vật tinh chế trong đó có dầu
dừa (dầu hydro hóa).
Đáp lại, các nhà sản xuất dầu thực vật dùng cho ngành thực phẩm nói rằng chỉ
có một loại chất béo là chất béo bão hòa có trong dầu hydro hóa và cả trong
mỡ động vật là gây nên vấn đề tim mạch. Các nhà sản xuất khẳng định rằng
thay đổi cách tinh chế dầu thực vật sẽ loại bỏ chất béo bão hòa, những thay đổi
được biểu hiện trên nhãn hàng.
Cho đến đầu thập niên 60, dầu dừa là loại dầu chứa chất béo bão hòa nhiều
nhất. Nhưng nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng không phải các chất béo
bão hòa đều giống nhau và không tốt cho sức khỏe. Chất béo bão hòa chứa
trong dầu dừa rất khác biệt, rất giàu triglycerides chuỗi trung bình (MCTs) như
là axit lauric. Trong các nghiên cứu, axit lauric tăng cường hoạt động hệ miễn
dịch. Giáo sư Jon Jay Kabara, giáo sư danh dự trường Đại học Michigan đã nói
"Chưa bao giờ trong lịch sử con người, giá trị của axit lauric được nhấn mạnh
như thế. MCTs tìm thấy trong dầu dừa giống như các chất béo có trong sữa mẹ
và có giá trị dinh dưỡng tương đương."
Mặc dù hình ảnh của dầu dừa trong thập niên 70 và 80 vẫn là hình ảnh của một
tên tội phạm gây ra bệnh lý tim mạch, nhiều nghiên cứu vẫn tiếp tực để chúng
minh rằng dầu dừa có thể thật sự là "bạn" của tim mạch.
Khi xấu trở thành tốt
Ts Fife và các nhà nghiên cứu nổi tiếng khác trong lĩnh vực dinh dưỡng đã
chứng minh rằng dầu dừa không làm tăng cholesterol và triglycerides trong
máu. Dầu dừa cũng không làm tăng kết dính tiểu cầu và thành lập cục máu
đông. Hoàn toàn trái ngược lại với quan điểm của những thập niên trước, dầu
dừa có thể giúp làm giảm khuynh hướng thành lập huyết khối động mạch và
àm tăng các chất chống oxy hóa dự trữ trong tế bào. Vài nghiên cứu thậm chí
còn xem dầu dừa như vũ khí mới nhất chống lại bệnh lý tim mạch!
Ở châu Á và các quần đảo Thái Bình dương, dầu dừa được sử dụng rất
phổ biến đã hàng ngàn năm nay. Dầu dừa được xem như là thứ thuốc hữu
hiệu và tác dụng nhanh để chữa trị các vấn đề về tóc, da đầu và da. Tuy
nhiên, theo ông Corpus có nhiều lý do đáng ngạc nhiên hơn để chúng ta
nên bắt đầu sử dụng lại dầu dừa. Nghiên cứu cho thấy nước cốt dừa có
các tác dụng sau:
 
• Cung cấp một nguồn năng lượng tức thời và do đó có tác dụng trợ lực, giúp
tinh thần thoải mái hơn.
• Có thể phòng chống bệnh lý mạch vành và vài bệnh lý ung thư
• Giúp da mềm và mịn.
• Có thể cung cấp polyphenols, là một chất chống oxy hóa đặc biệt, có thể giúp
phòng tránh một số bệnh lý.
• Giúp giữ mức cholesterol trong máu bình thường. Các nghiên cứu cho thấy
nước cốt dừa có thể làm giảm cholesterol và ngừa việc cholesterol biến đổi
thành các dạng oxyt hóa có hại.
Bạn có biết?
• Ăn cơm dừa tươi là cách tốt nhất, kế đó là dùng dầu dừa để nấu ăn hay làm
gia vị. Mùi vị của món ăn có nước dừa sẽ rất đậm đà và thơm ngon.
• Cần dùng 14 trái dừa để sản xuất 1 lít nước cốt dừa. trong khi chỉ cần 6 đến 7
trái dừa khô để làm ra dầu dừa.
• Theo Gs Mary Enig, các nghiên cứu chứng minh rằng những người sống ở
vùng khí hậu nhiệt đới nơi có rất nhiều dừa bị các bệnh lý tim mạch, ung thư và
ruột ít hơn. Nhất là dân cư vùng Melanesia, Sri Lanka và Yucatan là những xứ
sở của dừa.